Chúng ta sẽ dần dần xem xét hệ thống đó. Phần lớn nội dung sẽ tập trung giải thích xem các tòa án Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động như thế nào. Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này không chỉ có tòa án. Ngày qua ngày, trên toàn nước Mỹ, các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng diễn giải luật pháp, giải quyết tranh chấ p theo luậ t pháp, và thậm chí đôi lúc còn huỷ bỏ luật nếu như luật vi phạm những quyền hiến định. Trong lúc đó, cũng có hàng triệu người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng dựa vào hệ thống pháp lý. Một đôi vợ chồng trẻ mua nhà, hai thương nhân ký kết hợp đồng, bố mẹ viết di chúc thừa kế cho con cái – tất cả đều phải chắc chắn, có thể lường trước, và cần có các quy tắc hiệu lực chung trên cơ sở pháp chế và đều được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo đảm. Phần giới thiệu này sẽ giúp người đọc làm quen với cấu trúc cơ bản và những từ ngữ chuyên ngành của luật pháp Hoa Kỳ. Các chương sau sẽ đi vào chi tiết, và giúp hiểu thêm quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia phát triển, và những thực tiễn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG MỸ:
Tổng quan:
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.
NGUỒN LUẬT LIÊN BANG
Hiến pháp Hoa Kỳ
Tính tối cao của Luật liên bang
Trong giai đoạn 17811788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòa n quố c tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án củ a các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyề n pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.
Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:
Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
Mỗi ngành có một vai trò trong Hệ thống luật pháp
Khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thà nh các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.
1