Vấn đề nuôi con bao giờ cũng là tâm điểm trong các vụ việc ly hôn. Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn được khách hàng đặc biệt quan tâm, nhất là trong trường hợp các bên có tranh chấp quyền nuôi con.
1: Thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn
Kể từ khi ly hôn, vợ và chồng vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có cả tài sản để tự nuôi bản thân mình.
Bên nào không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời gian cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, dù điều kiện kinh tế như thế nào, trừ trường hợp khi bên kia không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.
2: Điều kiện nuôi con sau ly hôn
Nếu các bên không thỏa thuận được về việc nuôi con, Tòa án sẽ xem xét toàn diện các điều kiện nuôi con, căn cứ vào quyền lợi của đứa trẻ với mục đích để trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai.
Các điều kiện cơ bản để bảo đảm quyền lợi của con là: Điều kiện nuôi dưỡng (yếu tố vật chất bao gồm nơi ăn chốn ở), điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện phát triển tinh thần như vui chơi giải trí, phát triển đạo đức, môi trường sống, cũng như đạo đức, nhân cách của cha mẹ và v.v…
3: Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với trẻ từ 3 đến dưới 7 tuổi
Trường hợp hai bên đều đòi quyền nuôi con, Toà án sẽ xem xét, quyết định giao nuôi con cho bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho con.
Không hiếm trường hợp một bên có thu nhập thường xuyên cao và ổn định, lại đáp ứng đầy đủ về điều kiện nhà ở, ăn uống, sinh hoạt cũng như điều kiện học hành của con…. nhưng vẫn không được tòa án giao nuôi con. Lý do là bên đó hay đi công tác hoặc vì lý do khác. Bên đó đã không đáp ứng được điều kiện chăm sóc, giáo dục con, ít có khả năng phát triền đời sống tình cảm cho con do thường xuyên xa nhà…
4: Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
Mặc dù được Tòa án đã có quyết định giao nuôi con nhưng việc nuôi con có thể thay đổi trong các trường hợp sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để làm việc đó
Khi thay đổi người trực tiếp nuôi con cần căn cứ cả nguyện vọng của con nếu đã đủ từ bảy tuổi
Trường hợp cả cha và mẹ đều không đáp ứng được điều kiện trực tiếp nuôi con: Tòa án xem xét, quyết định cho người giám hộ giao nuôi con theo quy định pháp luật.
5: Quyền thăm nom con sau ly hôn
Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con. Việc thăm con theo định kỳ hoặc thường xuyên do các bên thoả thuận. Luật quy định không ai được cản trở quyền thăm con.
Trường hợp lạm dụng thăm nom để cản trở hoặc làm ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con thì người trực tiếp nuôi con quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con đối với người kia.