Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng ly thân, ly hôn gần đây có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong các gia đình trẻ.
Nhận thức được những thiệt thòi của phụ nữ khi ly hôn nên luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ khi ly hôn. Ly hôn là vấn đề không ai muốn nó xảy ra với gia đình mình, nhưng khi tình trạng hôn nhân không thể tiếp tục thì chị em hãy nhớ những quy định này để tránh thiệt thòi cho mình.
Thứ nhất: Quyền ly hôn khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo khoản 3 điều 51 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo như quy định trên thì người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn vợ mình khi vợ mình đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nhưng ngược lại thì người vợ trong quá trình mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy nếu chị em không muốn ly hôn với chồng thì hãy mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi cho đến khi lão chồng chán không muốn ly hôn thì thôi.
Thứ 2: Quyền nuôi con
Theo quy định tại khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia định năm 2014
“ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Thứ 3: Chia tài sản.
Theo điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
-
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
-
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
-
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
-
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
-
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
-
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
-
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Thứ 4: Quyền lưu cư.
“Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác..”
( quy định tại điều 63 luật hôn nhân và gia định 2014)
Thứ 5: Nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại điều 115 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định
“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”