Ly hôn là một sự giải quyết trách nhiệm giữa người nam và người nữ trong quan hệ vợ chồng, có thể vì nhiều lí do khác nhau như không đạt được mục đích hôn nhân, đời sống chung không thể kéo dài hay mâu thuẫn trong quan điểm sống. Đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi hai người cư trú. Vậy ly hôn ở nơi tạm trú được không?
Căn cứ
Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
1: Ly hôn là gì?
Ly hôn là khái niệm được quy định cụ thể tại khoản 14 Điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Điều 3
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Có thể thấy rằng ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong một vụ việc ly hôn đó chính là tòa án nhân dân mặc dù cơ quan đăng ký kết hôn lại là UBND cấp phường xã. Hãy lưu ý về vấn đề này nhé!
Quy định về nơi tạm trú
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc công dân cư trú cũng được chi thành nhiều cách thức: Lưu trú, tạm trú, thường trú. Căn cứ khoản 1 Điều 12 luật cư trú 2006 thì những loại hình nói trên được định nghĩa như sau:
Điều 12. Nơi cư trú của công dân
- Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Phân biệt tạm trú và thường trú
Có thể tóm thấy rằng, khái niệm về thường trú và tạm trú rất khác nhau. Thường trú sẽ được cấp sổ hộ khẩu còn tạm trú sẽ được cấp sổ KT3 (Sổ tạm trú):
Thường trú là việc công dân thường xuyên sinh sống tại nơi ở hợp pháp, phải đăng ký thường trú dưới hình thức đăng ký sổ hộ khẩu. Đây chỉ sự thường xuyên.
Tạm trú là việc công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú trong một thời hạn nhất định kéo dài và phải đăng ký tạm trú. Đây chỉ sự tạm thời và trong một khoảng thời gian ngắn.
2: Vậy ly hôn ở nơi tạm trú được không?
Đối với những người xa quê hương, không có sổ hộ khẩu thì việc ly hôn chẳng nhẽ lại phải về quê để thực hiện? Liệu có cách nào để giải quyết ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú được hay không?
Theo quy định của pháp luật mà cụ thể là căn cứ khoản 1 Điều 39 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
- a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Tuy có thể giải quyết ly hôn ở nơi tạm trú nếu trong trường hợp nơi tạm trú hiện tại là nơi hai người đang sinh sống. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân trước đó thì nơi cư trú sẽ là nơi người đó đang sinh sống căn cứ khoản 2 Điều 12 luật cư trú 2006:
Điều 12
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Dẫu vậy, việc chứng minh nơi cư trú hay tạm trú cũng khá là phức tạp bởi lẽ tạm trú thì phải chứng minh bằng sổ KT3 và cư trú thì cũng cần sự xác minh của Cơ quan công an cấp phường, xã.