Trong thời gian gần đây, do mặt trái của công nghiệp hóa đất nước mà nhiều vấn đề phát sinh gây ra những biến chuyển lớn trong đời sống xã hội. Nhu cầu về vật chất, tinh thần của mỗi người cũng ngày càng lớn, theo thống kê, số vụ ly hôn trong giới trẻ ngày càng tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ly hôn đơn phương được hiểu là là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương
Thẩm quyền giải quyết: Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, việc giải quyết yêu cầu ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên, trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Thời hạn – thời gian giải quyết: Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn khác xác định:
Thời hạn giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Trình tự, thủ tục thời gian giải quyết ly hôn đơn phương
Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện( nếu là hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nộp tại Tòa án cấp tỉnh)
Bước 2: Sau 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người nộp đơn.
Bước 3: Người nộp đơn đến nộp tiền ứng án phí tại chi cục thi hành án dân sự cấp huyện ( tương ứng Tòa cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại cấp tỉnh) đồng thời phải nộp lại biên lai đã nộp tiền lên Tòa án
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc ly hôn.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Trường hợp hợp Tòa án không giải quyết yêu cầu ly hôn, người nộp đơn có quyền kháng cáo để Tòa cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Lưu ý có một số Tòa, ngoài các thông tin mà chúng tôi nêu ở trên, đương sự phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường trước khi nộp hồ sơ ly hôn.
Hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu ly hôn( theo mẫu
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
– Bản sao CMND/hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
Một số lưu ý đối với trường hợp ly hôn đơn phương
– Thời gian vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
– Đối với con cái, tòa án sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy ý kiến, nguyện vọng sống với bố mẹ.