Khi mối quan hệ giữa người vợ và người chồng bị rạn nứt hoặc vì bất kỳ lý do nào khác khiến một trong hai người muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này bằng cách nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Có những cuộc ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản nhưng có những cuộc ly hôn đơn phương lại tranh chấp tài sản một cách gay gắt. Hôm nay, chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề xoay quanh về chủ đề này.
Ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản khác với có tranh chấp ra sao?
Ly hôn đơn phương được hiểu là việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn xuất phát từ một phía, đó có thể là người vợ hoặc người chồng và giữa họ có tranh chấp về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc vì lý do nào đó. Dù ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản hay có tranh chấp tài sản thì sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải.
Nếu hai vợ chồng hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành thì Toà án xem xét, giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, án phí giữa đơn phương không tranh chấp tài sản hay có tranh chấp tài sản có sự khác nhau, cụ thể như sau (tham khảo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14):
Đơn phương không tranh chấp tài sản: Mức án phí bạn phải nộp là 300.000 đồng
Đơn phương có tranh chấp tài sản: Phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp, như tranh chấp tài sản có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Quy trình giải quyết ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản ra sao?
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản thì Tòa án sẽ xem xét vụ án dân sự này có thuộc thẩm quyền của mình hay không? Nếu không thuộc thẩm quyền thì sẽ chuyển cho Tòa án cho thẩm quyền giải quyết. Nếu thuộc thẩm quyền thì thụ lý và thu án phí.
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải. Nếu hai vợ chồng hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành thì Toà án xem xét, giải quyết những nội dung trong đơn ly hôn và việc giải quyết ly hôn dựa vào một trong ba căn cứ sau đây (tham khảo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014) :
Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc người vợ, người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng tới quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hoặc mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn do cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc người vợ, người chồng có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia