I. Phân biệt tài sản chung riêng sau khi ly hôn?
1. Nguyên tắc chia tắc chia tài sản khi ly hôn?
Cách phân biệt tài sản chung riêng để chia tài sản khi ly hôn căn cứ pháp lý luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
“…2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản, để phân biệt tài sản chung riêng mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác….”
Như vậy, để phân biệt tài sản chung riêng về nguyên tắc căn hộ của vợ chồng sẽ được chia đều khi vợ chồng tiến hành ly hôn; tuy nhiên, tòa có thể xem xét về việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này để chia tài sản. Vợ hoặc chồng có thể đưa ra nhưng căn cứ, chứng cứ chứng minh phần đóng góp và tạo lập tài sản này khi tòa tiến hành giải quyết ly hôn.
2. Phân biệt tài sản chung riêng? Làm thế nào để trở thành tài sản riêng?
Theo điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định 2014:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng….”
II. Đòi quyền ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi?
1. Ai là người nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn?
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con “
2. Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con sau khi bố mẹ ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
>>> Vì đứa bé là con chung của hai vợ chồng trong thời kì hôn nhân, vì vậy bố và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé.
>>>Trong trường hợp bố mẹ ly hôn, quyền nuôi con thuộc về người vợ, thì anh vẫn có quyền yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con, được quy định tại điều 82 luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau :
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
3. Bị ngăn cản thăm con sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào ?
Căn cứ điều 82 luật hôn nhân gia đình 2014 : ” Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Vì vậy, khi anh bị cản trở không được gặp con, căn cứ điều 53 nghị định 167/2013/ND-CP quy định :
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
III. Cha mẹ có quyền bắt buộc con phải ly hôn không ?
1. Cha mẹ bắt con ly hôn có phải là cưỡng ép ly hôn ?
Căn cứ pháp lý, luật hôn nhân và gia đình 2014 :
Cưỡng ép ly hôn là Bắt vợ chồng phải ly hôn trong khi họ mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân. Biểu hiện dưới các hành vi như đối xử tàn tệ, gây đau khổ về thể xác hay tinh thần cho vợ chồng; đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản cho bản thân người vợ hoặc chồng… làm cho người vợ hoặc chồng phải ly hôn khi họ mong muốn duy trì mối quan hệ.
>>> Trường hợp bạn nêu trên, bố mẹ bắt con ly hôn, trong khi hai vợ chồng bạn hoàn toàn không có mâu thuẫn, không mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Thì bố mẹ bạn đã vi phạm quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ hoàn toàn không có quyền bắt ép con kết hôn hay ly hôn.
>>Hành vi của bố mẹ bạn thuộc trường hợp cấm quy định tại điều 5 luật hôn nhân và gia đình :
Điểm e khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
[…] 2. Cấm các hành vi sau đây: […] e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”.Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật trên thì không ai có quyền cưỡng ép ly hôn.
2. Cưỡng ép ly hôn bị xử phạt như thế nào?
Hành bi cưỡng ép kết hôn, ly hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”.
Căn cứ Điều 181 bộ luật hình sự 2015 quy định :
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
IV. Khi ra tòa có thể thay đổi thỏa thuận ban đầu được không?
heo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc trong vụ án ly hôn kể cả thuận tình ly hôn. Khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về nội dung hòa giải như sau:
“Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.”
Như vậy, khi tiến hành hòa giải tại Tòa án, chồng của bạn hoàn toàn có thể thay đổi thỏa thuận ban đầu đã ghi ở trong đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận sau cùng của các bên để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bản án ly hôn. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 203 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành thì bạn hoặc chồng vẫn có quyền thay đổi thỏa thuận.
V. Điều kiện để được nuôi hai con chung khi ly hôn?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 81 Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.