Giấy tờ cần thiết khi ly hôn tại tòa án và cách chia tài sản chung?

I. Các giấy tờ cần thiết khi ly hôn là gì?

1. Thủ tục ly hôn

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định về giấy tờ cần thiết khi ly hôn cụ thể như sau:

Thứ nhất, ly hôn đơn phương:

* Giấy tờ cần thiết khi ly hôn bao gồm:

– Đơn ly hôn đơn phương

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

Thứ 2: Ly hôn thuận tình

Trường hợp cả hai vợ chồng chị bạn đều đồng thuận ly hôn, chị bạn chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi ly hôn thuận tình như sau:

– Đơn xin ly hôn thuận tình

– CMND, sổ hộ khẩu photo của hai vợ chồng

– Giấy đăng ký kết hôn bản chính

– Giấy khai sinh của con bản sao

Nộp hồ sơ tại TAND quận/huyện nơi vợ chồng chị bạn cư trú

Về mẫu đơn: chị bạn có thể lên tòa án nhân dân xin mẫu đơn hoặc có thể lên trang web: luatminhkhue.vn tải mẫu đơn xuống.

Về án phí ly hôn:

– Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản)

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Án phí ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn do bên nộp đơn chịu, nếu ly hôn thuận tình do các bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết định.

2. Vấn đề nuôi con:

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy con của chị bạn đều đã hơn 36 tháng tuổi, không thuộc trường hợp được trực tiếp giao cho mẹ nuôi dưỡng, nếu chị bạn muốn nuôi cả hai con thì phải chứng minh được mình có thể cho con điều kiện sống tốt hơn chồng của chị bạn và chị bạn cũng cần chứng minh chồng mình không thể chăm sóc con tốt. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện sống mà các bên có thể mang lại cho các con để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Ngoài ra, một con của chị bạn đã đủ 7 tuổi nên Tòa án sẽ cân nhắc đến nguyện vọng của cháu khi xác định quyền nuôi con.

3. Vấn đề chia tài sản ?

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Tài sản riêng của vợ, chồng: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”

Vậy, chiếc xe được coi là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng nên ai là người đứng tên đăng ký xe thì chiếc xe sẽ là tài sản riêng của người đó

Luật hôn nhân gia đình điều 61 quy định như sau:

“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

II. Chia tài sản chung khi chung sống mà không đăng ký kết hôn ?

Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”

Như vậy, trong trường hợp này pháp luật sẽ không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa bố mẹ bạn.

Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này…”

III. Có thể chia tài sản chung nhiều hơn khi thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con ?

1 Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng:

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

2. A có thể chia tài sản chung vì không muốn thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên hay không ?

Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu:

“Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

3 Hậu quả của việc chia tài sản chung ?

Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với