Thời gian tòa án mở phiên tòa giải quyết việc ly hôn?

I. Thời gian tòa án mở phiên tòa giải quyết việc ly hôn là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời gian giải quyết ly hôn:

Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng

Điều 204. Lập hồ sơ vụ án dân sự

1. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.

2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

II. Quyền được chăm sóc, thăm nom con sau ly hôn ?

1. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở và người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, nếu chồng hoặc vợ cũ có hành vi ngăn cản việc thăm nom con sau khi ly hôn thì có yếu tố vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

2. Xử lý trường hợp cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn:

Nếu vợ/chồng cũ có hành vi vi phạm, cản trở quyền thăm con của người còn lại thì người còn lại có thể làm đơn gửi ra Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người vợ/chồng đang cư trú để yêu cầu can thiệp, hành vi cản trở quyền thăm con sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

III. Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật ?

1. Vấn đề nuôi dưỡng con cái sau ly hôn

1.1. Quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn theo quy định của pháp luật

Khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Hai vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa sẽ giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi.

1.2. Điều kiện nhận nuôi con theo quy định của pháp luật.

Tòa án sẽ là người quyết định ai là người nuôi con dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương diện khác nhau như: khả năng tài chính; nơi sinh sống; thời gian chăm sóc con; phẩm chất đạo đức; nghề nghiệp; độ tuổi của con; … nhằm đảm bảo rằng trẻ em được phát triển trong môi trường bình thường và thuận lợi nhất. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó nếu muốn dành được quyền nuôi con bạn phải chứng minh được những điều kiện sau

Chứng minh về kinh tế:

– Khi xem xét đến yếu tố kinh tế để công nhận quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một thàng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

– Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội. Nếu cha, mẹ thường xuyên đánh đập con cái, sống không chan hòa với làng xóm thì chắc chắn Tòa án sẽ không công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con:

Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Đó chỉ là một trong những cách để chứng minh đủ điều kiện nuôi con sau ly hôn của cha và mẹ, khi xem xét vấn đề này Tòa án sẽ phân tích kỹ lưỡng và toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo rằng người con được hưởng những thứ tốt nhất từ người chăm sóc mình sau khi ly hôn.

Rõ ràng, việc cha, mẹ ly hôn là một ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống của con cái, nếu như người chăm sóc con sau ly hôn không tốt thì sẽ càng tác động hơn nữa đến cuộc sống của con cái.

2. Thủ tục ly hôn đơn phương

2.1. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồng

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu)

– Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (“sổ đỏ”), giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu..

2.2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương (không có yếu tố nước ngoài): Tòa án cấp huyện, nơi bị đơn thường xuyên cư trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là Tòa an nơi bị đơn đang sinh sống hoặc làm việc hoặc nơi bị đơn có tài sản.

2.3. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Căn cứ điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Có thể gia hạn 02 tháng đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan.

Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do thì thời hạn này là 02 tháng.