Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

I. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được không?

1. Sau khi ly hôn, chồng không cấp dưỡng nuôi con thì có thể giành lại quyền nuôi con không?

Căn cứ theo quy định của Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Do đó, kể cả trong trường hợp bạn không yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng nhưng theo quy định của pháp luật cũng như theo phong tục, tập quán, đọa đức xã hội thì chồng bạn cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi mà anh ấy không trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Trừ trường hợp, chồng bạn gặp khó khăn, không có khả năng cấp dưỡng cho con.

Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo đó, chồng bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn khi có một trong hai căn cứ sau:

Một là, hai vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn để đảm bảo tốt nhất lợi ích về mọi mặt cho con.

Hai là, chồng bạn có căn cứ là bạn không còn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đồng thời, để giành được quyền nuôi con chồng bạn phải chứng minh có đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Như vậy, con gái của bạn hiện nay mới 02 tuổi, ở độ tuổi này cần có sự chăm sóc của người mẹ, khi con bạn vẫn dưới 36 tháng tuổi thì bạn vẫn có lợi thế về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Ngược lại, sau khi con bạn đủ 36 tháng tuổi, chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi chồng bạn có một trong hai căn cứ để Tòa án chấp nhận và đồng ý cho chồng bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp, vợ/chồng  vẫn muốn làm đơn khởi kiện yêu cầu giành lại quyền nuôi con mà không có một trong các căn cứ như phân tích trên thì Tòa án vẫn giữ nguyên quyết định là giao con cho vợ/chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Chồng có thể giành quyền nuôi con nhỏ khi ly hôn không?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh về quyền nuôi con của cha mẹ khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, con sẽ được ưu tiên giao cho mẹ. Con trên 3 tuổi thì quyền vợ/chồng là như nhau. Nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho ai trực tiếp nuôi. Quyền lợi về mọi mặt này bao gồm vật chất như: ăn uống, học tập, môi trường sống, y tế, điều kiện đáp ứng nhu cầu sống cho con, ,… và quyền lợi về tinh thần, như: dành tình cảm cho con, thời gian trực tiếp chăm nom, dạy dỗ con và điều kiện vui chơi, phát triển tinh thần,… Bạn cần chứng minh những lợi thế để làm căn cứ giành quyền nuôi con ví dụ:

– Điều kiện về công việc có ổn định hay không, thu nhập có ổn định không.

– Có nhà ở hay không, Nhà ở có gần trường học, bệnh viện, chợ hay không,

– Điều kiện ăn uống, sinh hoạt, học tập cho con như thế nào

-Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con như thế nào

– Tình cảm của bố mẹ dành cho con từ trước đến nay.

– Nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của bố mẹ

– Nguyện vọng của con: Con muốn được ở với ai (áp dụng với con trên 7 tuổi)

II. Quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật

Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cháu 02 tuổi chị sẽ có quyền ưu tiên nuôi theo quy định trên, còn về cháu 05 tuổi chị muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau :

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế, thu nhập hàng tháng, chị phải chứng minh được thu nhập hàng tháng của chị có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển tốt hơn.

+ Công việc ổn định dựa trên hợp đồng lao động của chị và thang bảng lương

+ Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp) chị sẽ chứng minh nơi ở ổn định thông qua hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở.

+ … và các vấn đề khác.

Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé. Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, chị có đi làm và có thể dành cho con nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc con cái

– Tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí nếu chị chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng chị sẽ tốt hơn khi ở với chồng,

– Nhân cách đạo đức của cha mẹ, chị có thể chứng minh rằng hoạt động hằng ngày, lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn so với chồng thì chị sẽ có được lợi thế giành quyền nuôi con

Như vậy để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con. Bên cạnh đó, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.