Ly hôn và giành quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài

I. Vấn đề ly hôn và giành quyền nuôi con khi ở nước ngoài

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật dân sự 2015;

Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Văn bản pháp luật khác;

Nội dung Tư vấn về vấn đề ly hôn và giành quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài:

Vấn đề nuôi con khi ly hôn và giành quyền nuôi con là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết cho bé ai là người được quyền nuôi con.

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào độ tuổi, quyền lợi về mọi mặt của con.

Vợ hoặc chồng phải cần đảm bảo các điều kiện như:

– Điều kiện tài chính đảm bảo cho bé tốt hơn người chồng;

– Điều kiện học tập, sinh hoạt đảm bảo cho bé tốt hơn

– Thời gian dành cho các bé nhiều hơn người chồng nếu như các bé sống cùng cha;

– Xem xét đến nguyện vọng của các bé….

– Xem xét đến việc quan tâm, hiểu các bé…

II. THỦ TỤC LY HÔN KHI ĐANG SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật dân sự 2015;

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

– Luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Nghị quyết 01/2003/NĐ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình do hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành

– Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình;

– Công văn 253/TANDTC-PC năm 2018 về giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ do tòa án nhân dân tối cao ban hành

– Văn bản pháp luật khác;

1. Về thẩm quyền giải quyết

Thông thường những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Những tranh chấp, yêu cầu quy mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn của Qúy khách là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi hai vợ chồng Qúy khách có hộ khẩu thường trú.

2. Về hồ sơ yêu cầu công nhận ly hôn

– Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (theo mẫu).

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao)

– Bản sao hộ chiếu của vợ;

– Xác nhận cư trú của vợ Qúy khách ở nước ngoài;

– Đơn xin ly hôn vắng mặt vợ, có xác nhận của Đại sứ quán/Lãnh sứ quán Việt Nam tại nước người vợ đang cư trú.

3. Thời hạn giải quyết ly hôn

Sau khi Qúy khách gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân tỉnh nơi một trong hai vợ chồng cư trú, trong thời hạn 05 – 08 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi đến nguyên đơn thông báo nộp tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, Qúy khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phi cho Tòa án.

Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Thường thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giả, tuy nhiên đối với trường hợp vợ đang ở nước ngoài, Qúy khách có thể nêu rõ lý do và trong đơn xin ly hôn vắng mặt có thể ghi rõ luôn mong muốn chính đáng này. Nếu hòa giải không thành, xét thấy 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trong thời 07 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến

Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện sau:

+ Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không phân chia tài sản.

+ Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con.

+ Sự thỏa thuận của hai vợ chồng trong từng trường hợp cụ thể này là đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.