Cấp dưỡng là ? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ?
1. cấp dưỡng là ? Cơ sở pháp lý:
- – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Cấp dưỡng là gì?
2.1. Khái niệm cấp dưỡng
Trong các công trình khoa học luật, khái niệm cấp dưỡng đã được nhiều tác giả quan tâm và luận giải.
Theo tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện: “Cấp dưỡng có thể được hiểu như là việc một người chuyển giao không có đền bù một số tài sản của mình cho một người khác đang sống trong cảnh thiếu thốn, để người sau này có thể sử dụng, định đoạt các tài sản ấy nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình”. Với cách lý giải này đã phản ánh tính chất của cấp dưỡng là có sự chuyển giao tài sản từ người này sang người khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người nhận và người nhận tài sản đó không có nghĩa vụ hoàn lại. Tuy nhiên, cách giải thích này lại chưa nêu được tính chất của mối quan hệ giữa người chuyển tài sản với người nhận tài sản cũng như chưa xác định được phạm vi chủ thể tham gia quan hệ cấp dưỡng và không thể hiện được sự ràng buộc pháp lý trong quan hệ này. Theo nghĩa đó, cấp dưỡng đã mở rộng đến cả các hoạt động mang tính xã hội giữa các cá nhân, tổ chức đối với những người cần được sự hỗ trợ. Sự mở rộng như vậy có lẽ không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật HN&GĐ.
Cũng về vấn đề cấp dưỡng, tiến sỹ Ngô Thị Hường đưa ra khái niệm cấp dưỡng như sau: “Cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lý thể hiện mối quan hệ ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa những người không sống chung với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho những người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng”. Khái niệm này đã nêu được tính chất của mối quan hệ giữa người chuyển tài sản với người nhận tài sản, đồng thời xác định được phạm vi chủ thể tham gia quan hệ cấp dưỡng và sự ràng buộc pháp lý trong quan hệ này.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, “cấp dưỡng là cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống”. Cung cấp được hiểu là đem lại cho những thứ cần dùng để đảm bảo cuộc sống. Như vậy, có thể nhận định rằng, trong quan hệ cấp dưỡng xét theo khía cạnh không gian thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng không sống chung với người được cấp dưỡng nên phải cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống của người được cấp dưỡng.
Dưới góc độ pháp lý, quan hệ cấp dưỡng được lần đầu tiên được ghi nhận là một chế định riêng tại chương VI Luật HN&GĐ năm 2000 và được tiếp tục kế thừa, bổ sung hoàn thiện hơn, phù hợp hơn tại chương VII Luật HN&GĐ năm 2014. Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích về cấp dưỡng như sau: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”. Theo đó, cấp dưỡng được hiểu là một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu của người mà mình có nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người đó không cùng chung sống. Tuy nhiên, cách giải thích này chưa thể hiện một cách khái quát về vấn đề cấp dưỡng. Cấp dưỡng không chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ gia đình khi không sống chung với nhau, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014, cấp dưỡng còn được thực hiện trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, cấp dưỡng đặt ra là để đảm bảo quyền của những người không có khả năng tự nuôi mình vì vậy phương tiện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là “tiền hoặc tài sản” là chưa phù hợp với bối cảnh của quan hệ cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” (Điều 105). Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình bằng việc đóng góp “quyền tài sản” thì sẽ không phải là giải pháp tốt để bảo vệ quyền của người được cấp dưỡng. Cấp dưỡng là nhằm cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống như ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, học tập…của người được cấp dưỡng. Để các nhu cầu trên được đáp ứng một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật, mà hiện vật đó phải trực tiếp sử dụng được để đáp ứng nhu cầu sống cho người được cấp dưỡng.
>> Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ sau khi ly hôn
Do vậy, trong phạm vi luận văn này tác giả sẽ tiếp cận quan hệ cấp dưỡng là: Cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lý thể hiện mối quan hệ ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa những người không sống chung với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho những người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Xem thêm dịch vụ tại MULTI LAW
-
Dịch vụ ly hôn thuận tình trọn gói
-
Dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói
-
Dịch vụ ly hôn trọn gói tại Hà Nội
-
Trang chấp tài sản khi ly hôn
Luật sư chuyên giải quyết hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế.
Gọi ngay:0946220880
2.2. Đặc điểm của cấp dưỡng
- Thứ nhất, quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Đặc điểm này được hiểu rằng, quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý được điều chỉnh bởi pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ này đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện bằng tài sản.
- Điều đó thể hiện ở chỗ: Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một khoản tiền hoặc hiện vật nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Hơn thế nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao nghĩa vụ cho người khác vì nó gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mặt khác, người được cấp dưỡng cũng không được đơn phương hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng này bằng một nghĩa vụ khác, cũng như không được chuyển giao quyền của mình cho người khác.
- Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
- Có thể hiểu đặc điểm này như sau: Quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là cơ sở hình thành quan hệ cấp dưỡng.
Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ:
- Hôn nhân là cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý giữa vợ và chồng, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, trong đó có quan hệ cấp dưỡng.
- Huyết thống cũng là quan hệ pháp lý được pháp luật ghi nhận, thể hiện sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và quyền được cấp dưỡng của con.
- Nuôi dưỡng cũng là một quan hệ pháp lý được pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền được cấp dưỡng.
>> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh tại Hà Nội
Thứ ba, quan hệ cấp dưỡng mang tính chất có đi có lại, thể hiện mối quan hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhưng không diễn ra đồng thời, không có tính tuyệt đối và cũng không có tính chất đền bù tương đương.
>> Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ:
- Quan hệ cấp dưỡng mang tính chất có đi có lại nhưng không tuyệt đối và không có tính chất đền bù tương đương. Điều này xuất phát từ chính bản chất của quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là ràng buộc nhau bởi tình máu mủ, tình nghĩa… Cho nên pháp luật quy định các chủ thể tham gia quan hệ này không vì mục đích nhận sự đáp lại, và không buộc phải hoàn lại những gì đã nhận bằng một giá trị tương đương. Đây cũng là lý do khiến quan hệ cấp dưỡng không mang tính tuyệt đối.
- Quan hệ cấp dưỡng không diễn ra đồng thời. Theo quy định của pháp luật, quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những trường hợp cụ thể và trong những quan hệ nhất định nên nó diễn ra không đồng thời. Chẳng hạn khi ly hôn sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không đồng thời phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ của người con, mà nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ sẽ phát sinh khi con không trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ trong trường hợp cha mẹ rơi vào hoàn cảnh đau ốm, túng thiếu mà con có khả năng cấp dưỡng…
- Thứ ba, quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nó chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ.
- Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất định bởi vì: Xét về bản chất, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra nhằm mục đích tương trợ khi một bên thiếu thốn, không đầy đủ về phương diện vật chất. Chính vì sự không đầy đủ hay thiếu thốn đó mà nghĩa vụ cấp dưỡng mới có cơ sở để phát sinh.
- Điều kiện làm phát sinh quan hệ cấp dưỡng là người cần được cấp dưỡng rơi vào những trường hợp khó khăn, túng thiếu thật sự theo quy định của pháp luật.
Việc đưa ra khái niệm cấp dưỡng và làm rõ những đặc điểm của quan hệ này đã giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn và chính xác hơn về cấp dưỡng. Từ đó nhận thức được vai trò và ý nghĩa của quạn hệ cấp dưỡng về cả mặt lý luận và thực tiễn.
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn là gì?
Dưới góc độ pháp lý, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật HN&GĐ cũ năm 2000 và đây là quy định đánh dấu tư tưởng tiến bộ của nhà làm luật nước ta về trách nhiệm đối với trẻ em, bởi lẽ Luật HN&GĐ năm 1986 chưa hề có quy định như vậy mà đó chỉ được ghi nhận với hình thức “phí tổn nuôi con” (Điều 45). Tiếp tục kế thừa những giá trị khoa học pháp lý tiến bộ ấy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tiếp tục được ghi nhận tại khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014. Tuy nhiên, nhận thức về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn vẫn chưa thống nhất do chưa có khái niệm nào được đưa ra về vấn đề này. Nhận thức được vấn đề này, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn.
>> Xem thêm: Quyền nuôi con và sở hữu tài sản khi ly hôn?
Để xây dựng khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn, tác giả tiếp cận theo hướng giải nghĩa các thuật ngữ liên quan gồm: Thuật ngữ “nghĩa vụ” và thuật ngữ “cấp dưỡng”.
Theo từ điển Luật học, nghĩa vụ là “việc phải làm theo bổn phận của mình”.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, nghĩa vụ được hiểu là “việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định”.
Cả hai cách tiếp cận trên đều thể hiện nghĩa vụ là việc bắt buộc phải làm theo bổn phận hoặc theo quy định của đạo đức hay pháp luật.
Cùng với khái niệm cấp dưỡng đã được tác giả luận giải ở phần trên có thể hiểu: Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ bắt buộc phải làm đối với con, nếu con là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, khi không là người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng việc đóng góp tiền hoặc hiện vật tương ứng với nhu cầu thiết yếu của con đồng thời phù hợp với khả năng thực tế của mình để bù đắp những tổn thất về mặt vất chất cho con khi con không được chung sống đồng thời với cha và mẹ.
Như vậy xét về mặt nội dung pháp lý, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật hôn nhân gia đình, được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật HN&GĐ.
Chủ thể của quan hệ này bao gồm cha, mẹ là chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng, và con là chủ thể có quyền được cấp dưỡng. Chủ thể cấp dưỡng là cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Chủ thể được cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao dộng và không có tài sản để tự nuôi mình.
Phương thức thực hiện cấp dưỡng được xác định rõ là đóng góp tiền hoặc hiện vật tương ứng với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, đồng thời phù hợp với khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khái niệm trên cũng thể hiện rõ mục đích của nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn là đảm bảo về mặt vật chất cho con có có thể phát triển toàn diện về mọi mặt, bù đắp phần nào thiếu thốn về mặt tình cảm khi không được sống chung cùng cha và mẹ.