Pháp luật dân sự giải quyết các tranh chấp tài sản

Áp dụng pháp luật dân sự giải quyết các tranh chấp tài sản

Tranh chấp tài sản thường rất đa dạng. Việc đổi mới các quy định pháp luật dân sự đã giúp áp dụng giải quyết thuận tiện, nhanh chóng tranh chấp tài sản nhưng vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Những điểm bất cập trong việc áp dụng pháp luật dân sự giải quyết tranh chấp về tài sản bao gồm:

Thứ nhất, việc áp dụng các văn bản hướng dẫn thi hành luật khi đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế:

Theo khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Quy định này dẫn đến cách hiểu: Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện là một trong các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Ý kiến cho rằng: “Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi. Do đó, việc khởi kiện vụ án dân sự phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện như quy định tại các điều 184, 185 BLTTDS năm 2015”.

Tuy nhiên, theo em, để xác định một tranh chấp dân sự còn hay hết thời hiệu khởi kiện cần phải xét đến các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Trong khi đó, khi khởi kiện, người khởi kiện chỉ mới cung cấp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án theo Điều 96 BLTTDS năm 2015. Do đó, theo khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, Tòa án sẽ không trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, tức là khi xem xét thụ lý vụ án dân sự, Tòa án chưa xét đến điều kiện về thời hiệu khởi kiện. Sau khi thụ lý vụ án, các đương sự cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ, Tòa án thu thập thêm chứng cứ mà không có căn cứ chứng minh còn thời hiệu khởi kiện và đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ áp dụng điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Giả sử, việc xác định hậu quả pháp lý đối với trường hợp hợp đồng vay tài sản đã hết thời hiệu khởi kiện:

Theo quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Điều 429 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Bộ luật Dân sự năm 2005 và BLDS năm 2015 đều quy định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012 hướng dẫn: “Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.

Ví dụ 1: Ngày 01/01/2019, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 01 năm. Đến ngày 01/01/2020, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 02/4/2022, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung”.

Theo Điều 469 BLDS năm 1995, Điều 472 BLDS năm 2005 và Điều 464 BLDS năm 2015 đều quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Do đó, kể từ thời điểm bên vay nhận tiền thì bên vay đã trở thành chủ sở hữu đối với số tiền vay và người cho vay không còn quyền sở hữu đối với số tiền đó. Vì vậy, hướng dẫn trên cho rằng tranh chấp hợp đồng vay tài sản là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản để không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với phần nợ gốc có phần khiên cưỡng.

Thứ hai, ngoài bất cập nêu ở trên, việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập bằng văn bản trước ngày 01/07/2004 hiện nay cũng tồn tại bất cập nhất định.

Thứ ba, việc phân chia tài sản chung khi ly hôn là vấn đề pháp lý thường xuyên phải giải quyết nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Khi giải quyết loại vụ việc này, các sai phạm của Tòa án chủ yếu liên quan đến vấn đề phân chia tỷ lệ tài sản chung, nguồn gốc hình thành, công sức đóng góp vào tài sản chung, ngoài ra, còn có các sai phạm liên quan đến xác định án phí khi phân chia tài sản chung, xác định những thành phần người tham gia tố tụng có liên quan để đưa vào giải quyết trong vụ án, vi phạm về thời hạn gửi Bản án, quyết định,…. Khó khăn lớn nhất trong phân chia tài sản chung khi ly hôn là việc vận dụng các nguyên tắc chia tài sản chung sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo được quyền, lợi ích của vợ chồng và những người có liên quan. Việc đánh giá và quy đổi một vấn đề trừu tượng như công sức đóng góp thành một khối lượng tài sản cụ thể là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào sự đánh giá, nhận thức pháp luật của Hội đồng xét xử.

Có thể nói, nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, vướng mắc như trên, là do các quy định của Luật Hôn nhân gia đình và Bộ luật Dân sự còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Như vậy, có thể thấy từ việc áp dụng pháp luật dân sự chung, Luật Đất đai hay Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết các tranh chấp dân sự vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần có những quy định cụ thể hơn, thống nhất cách hiểu, cách áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát, Toà án có thẩm quyền.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.