Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất
I. Khái niệm ly hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại khoản 14. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn là:
“ 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hai bên chủ thể của quan hệ còn sống do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình, được Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn.
Về ly hôn với người ngước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn người nước ngoài với công dân Việt Nam, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài; giữa những người Việt Nam với nhau nhưng là căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
Người nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang làm việc, xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài.
Như vậy, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:
– Giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam;
– Giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài..
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam tôn trọng việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của các quốc gia khác. Theo đó, từng trường hợp cụ thể được quy định như sau:
– Hai bên là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn của họ được giải quyết theo pháp luật nước nơi họ thường trú.
– Nếu họ không có nơi thường trú chung thì mới giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
– Nếu vợ chồng có bất động sản thì việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
II. Các yếu tố của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
– Yếu tố về chủ thể:
Quan hệ ly hôn được coi là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các bên chủ thể trong quan hệ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài.
– Yếu tố làm chấm dứt quan hệ hôn nhân:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt khi có sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều kiện để xác định việc ly hôn có yếu tố nước ngoài hay không trong trường hợp này là sự kiện pháp lý đó phải theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài. Trong trường hợp này, yếu tố chủ thể không được đặt ra.
– Yếu tố vị trí của tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn.
Trong trường hợp này, không cần xét đến hai yếu tố trên, nếu tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn không nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà ở nước ngoài, thì quan hệ đó cũng được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, một quan hệ ly hôn khi không xét đến cả ba yếu tố trên nhưng nếu quan hệ ly hôn dứt bằng một bản án, quyết định của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền cũng là một trong những dấu hiệu xác định quan hệ ly hôn đó là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
III. Thẩm quyền xử lý vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Thẩm quyền theo Quốc gia: theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là ngước nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố dụng dân sự 2015
– Thẩm quyền theo cấp Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân nước tại Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
– Thẩm quyền của Tòa án theo vùng lãnh thổ:
+ Trong trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng
+ Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án nơi bị đơn cư trú
IV. Quan hệ nhân thân sau khi ly hôn với người nước ngoài
– Quan hệ giữa vợ và chồng sau ly hôn: việc ly hôn sẽ được coi là căn cứ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Việc chấm dứt này có thể xuất phát từ yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc do cả hai bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và phải được toà án công nhận bằng bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự. Sau khi bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng sẽ chính thức chấm dứt.
– Quan hệ giữa cha, mẹ và con cái sau ly hôn: Ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng không làm chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ và con chung. Việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ của cha mẹ trước và sau khi ly hôn. Tuy nhiên, sau khi ly hôn sẽ làm phát sinh một vài vấn đề trong quan hệ giữa cha mẹ và con chung. Như trong trường hợp: sau khi ly hôn, con cái sẽ chỉ do bố hoặc mẹ nuôi dưỡng, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên. Do vậy, việc giao con chưa thành niên cho một trong hai người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là điều quan trọng hàng đầu. Khi quyết định giao con chưa thành niên cho ai nuôi dưỡng Toà án phải xem xét đến hoàn cảnh thực tế của mỗi bên, nhằm đảm bảo lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
V. Quan hệ tài sản sau khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Quan hệ tài sản Cũng giống như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cũng sẽ chấm dứt kể từ sau khi bản án hay quyết định của Toà án về việc ly hôn có hiệu lực pháp luật. Việc phân chia tài sản sau khi ly hôn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Trong trườn hợp 2 bên không thể thỏa thuân được thì Tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc sau.
– Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, chỉ có tài sản chung của vợ chồng mới thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn.
– các tài sản xác định là của chung vợ chồng được phân chia theo nguyên tắc chia đôi, nhưng Tòa án khi giải quyết có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trang tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này.
– Xác định lao động của vợ chồng trong gia đình. Kể cả khi vợ hoặc chồng chỉ ở nhà làm công việc nội trợ thì vẫn sẽ được xác định là lao động trong gia đình
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chư thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi chính mình.
– Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản ly hôn thì trong qua trình chia bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
việc chia tài sản sau ly hôn là vấn đề hết sức phức tạp, từ việc chia tài sản chung của vợ chồng đến việc xác định tài sản riêng của các bên trong thời kỳ hôn nhân … Đặc biệt việc giải quyết quan hệ tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài còn gặp khó khăn hơn nữa bởi việc xác định khối tài sản khi tài sản đó ở nước ngoài, việc lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp tài sản là bất động sản ở nước ngoài Do đó, khi giải quyết vấn đề tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam phải kết hợp việc vận dụng các văn bản pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tận quán quốc tế …
Đối với các trường hợp ly hôn có liên quan đến tài sản là bất động sản ở nước ngoài thì việc giải quyết vấn đề tài sản tuân theo pháp luật nơi có tài sản. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không có những điều khoản cụ thể và riêng biệt về quan hệ nhân thân quan hệ tài sản đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.