Kính gửi công ty luatsugiadinh24h.com, mong quý công ty tư vấn giúp tôi 1 việc như sau: Tôi có quen một nhà sư, năm 2012 nhà sư này có nhận nuôi một cháu bé sinh năm 2008, việc nhận con nuôi đã được Uỷ ban nhân dân xã làm thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Vừa qua, bố mẹ đẻ của cháu bé có xuống chùa xin phép đưa cháu về nhà chơi vài ngày nhưng không đưa trở lại chùa. Khi nhà sư gọi điện hỏi thì mẹ cháu bé nói không đưa cháu xuống nữa. Hiện tại nhà sư chỉ muốn giải quyết dứt điểm việc này theo đúng quy định của pháp luật và cũng không nuôi cháu bé nữa nếu bố mẹ đẻ cháu muốn đưa cháu về nuôi. Xin hỏi thủ tục, trình tự những việc mà nhà sư cần làm để đảm bảo đúng pháp luật.
Trân trọng cảm ơn!
Bố mẹ đẻ có được đòi lại con khi đã cho làm con nuôi hay không ?
 
Trả lời:
Cơ sở pháp lý:
Luật nuôi con nuôi 2010.
Nội dung phân tích:
Căn cứ tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể xảy ra khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010 cụ thể như sau:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
Trong tình huống trên nếu nhà sư không muốn nuôi cháu bé nữa nếu bố mẹ đẻ của cháu bé đón cháu về nuôi thì cần yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Nhà sư gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền cụ thể là đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật.
Sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, nếu người con nuôi đó được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền , nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con lại được khôi phục.
Trong trường hợp nhà sư vẫn muốn tiếp tục nuôi dưỡng con, có thể thực hiện báo cơ quan công an về hành vi của phía bên người cha (mẹ) này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.