Tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Trong vụ án xin ly hôn, đương sự đồng thời có yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tài sản thì đó là trường hợp chia tài sản khi ly hôn. Đối với các trường hợp đương sự xin ly hôn nhưng không yêu cầu giải quyết về quan hệ tài sản. Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ việc về hôn nhân nào?

1. Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về hôn nhân,…

Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.

2. Khởi kiện vụ án dân sự

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Khi khởi kiện, các bên phải xác định được đối tượng tranh chấp là gì? Điều này nhằm giúp việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đồng thời tạo điều kiện để quá trình khởi kiện thuận lợi hơn.

3. Phân loại thẩm quyền của Tòa án
3.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.

3.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

3.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.

Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 điểu chỉnh đều thuộc. thẩm quyển giải quyết của Tòa dân sự. Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các tranh chấp về hôn nhân và gia đình sau:

4. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:

Đây là loại việc mà hai bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về quan hệ tình cảm, một bên yêu cầu ly hôn một bên xin đoàn tụ được coi lă có tranh chấp về quan hệ tình cảm; các bên không thống nhất được với nhau về việc ai nuôi con, không thống nhất được mức cấp dưỡng, thòi gian cấp dưỡng nuôi con là có tranh chấp về nuôi con.

Trong vụ án xin ly hôn, đương sự đồng thời có yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tài sản thì đó là trường hợp chia tài sản khi ly hôn. Đối với các trường hợp đương sự xin ly hôn nhưng không yêu cầu giải quyết về quan hệ tài sản. Sau khi ly hôn xong một thời gian hai bên mới yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng thì chúng ta không xác định là loại việc chia tài sản khi ly hôn, không thông kê vào danh mục chia tài sản khi ly hôn như có Tòa án đã làm.

4.1. Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đây là trường hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại, nhưng do có nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung. Trong trường hợp do có tranh chấp đương sự yêu cầu Tòa án phân chia thì Tòa án phải thụ lý giải quyết và ghi trích yếu trong bản án là tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đốì với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thòi kỳ hôn nhân mà hai bên đương sự hoàn toàn tự nguyện thống nhất với nhau, và đã lập văn bản theo quy định của pháp luật, nếu họ không muốn cơ quan hành chính xác nhận mà muốn đưa đến Tòa án yêu cầu Tòa án thụ lý ra quyết định công nhận cho họ thì Tòa án có quyền thụ lý không? Cho đến nay, pháp luật tố tụng không quy định loại việc này thuộc vụ án và cũng không quy định là loại việc dân sự. Đồng thời, chưa có văn bản pháp luật nào xác định đây là việc dân sự thuộc thẩm quyển Tòa án nên cũng không vận dụng được khoản 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để thụ lý. Khi gặp trường hợp này, Tòa án hướng dẫn cho đương sự đến ủy ban nhân dân hoặc đến Phòng công chứng để xin xác nhận vào văn bản, Tòa án không thụ lý giải quyết. Tuy nhiên có thể cho rằng, nếu quy định loại việc này đương sự cũng có quyền lựa chọn ra cơ quan hành chính xác nhận hoặc ra Tòa án dãn sự yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhân sự thỏa thuận của họ thì sẽ hợp lý hơn và vì vậy cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định bổ sung về vấn đề này.

Có một số trường hợp khi vợ chồng ly hôn, họ chưa yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tài sản chung của vợ chồng. Sau khi ly hôn một thòi gian một hoặc cả hai bên vợ chồng mới có đơn khỏi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 các Tòa án vẫn gọi loại việc này là yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn, nhưng hiện tại trong Điều 28, 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa thấy đề cập loại việc này. Vì vậy, có ỷ kiến cho rằng nếu hai bên có tranh chấp sẽ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; nếu hai bên không nhận việc xin xác nhận quan hệ cha, mẹ, con thì loại việc này thuộc thẩm quyển Tòa án, xác định là vụ án dân sự. Trong trường hợp này vấn để được đặt ra là có coi những người thừa kế phản đốì việc xác định quan hệ cha, mẹ, con là bị đơn không? Có thể cho rằng, nếu cha, mẹ, con còn sống mà bên bị yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, cho con họ sẽ là bị đơn trong vụ kiện; nếu đối tượng bị yêu cầu đã chết, thì không thể xác định họ là bị đơn, mà xác định người thừa kế (thuộc diện thừa kể) phản đối việc xác định quan hệ cha, mẹ, con là bị đơn.

4.2. Tranh chấp về cấp dưỡng:

Đây có thể là yêu cầu cấp dưỡng giữa cha, mẹ, con, giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng.

Tranh chấp về việc cấp dưỡng có thể xuất hiện khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã trốn tránh nghĩa vụ đó, trong khi có khả năng cấp dưỡng, hoặc cần thay đổi mức cấp dưỡng, V.V.. Đối với các trường hợp có tranh chấp về cấp dưỡng mới thuộc thẩm quyền của Tòa án.

5. Các tranh chấp khác về dân sự, hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

5.1. Các việc về dân sự

– Yêu cầu tuyên hố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự:

Đây là bốn loại việc được quy định chung trong khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Vì nó có thủ tục chung giống nhau nên Bộ luật đã quy định chung trong một khoản. Tùy theo việc đương sự yêu cầu giải quyết quan hệ dân sự nào thì chỉ ghi tên loại việc đó trong phần trích yếu, chứ không phải ghi toàn bộ nội dung khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành vào trong quyết định.

Ví dụ, đương sự chỉ yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì trong phần trích yếu cửa quyết định ghi là: “Về việc yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự”.

Nếu đương sự chỉ yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì trong phần trích yếu của quyết định chỉ ghi: “Về việc yêu cầu tuyên bố hủy bỏ quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

– Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó:

Nếu đương sự vừa có yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú vừa có yêu cầu quản lý tài sản của người đó thì mới ghi trong quyết định loại việc như khoản 2 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Nếu đương sự không có yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú thì trong quyết định chỉ ghi: Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là đủ.

Trong các vụ án mà có đương sự đã bị biệt tích ở nơi cư trú sáu tháng liền trở lên thì Tòa án yêu cầu người khởi kiên phải làm thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt ở nơi cư trú. Sau đó mới tiếp tục giải quyết vụ án.

– Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

– Yêu cầu tuyên bố một người là đà chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

Đối với hai loại việc nói trên trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự nhiều Tòa án giải quyết các yêu cầu này trong cùng một vụ án. Nay, Bộ luật tố tụng dân sự quy định đây là loại việc dân sự với thủ tục riêng. Do đó, từ nay trở đi đương sự khỏi kiện vụ án dân sự đồng thồi có yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, v.v. thì phải hướng dẫn cho đương sự tách ra giải quyết việc dân sự trước, nếu giữa vụ án dân sự và việc dân sự có mối quan hệ chặt chẽ vởi nhau như vụ án ly hôn, chia thừa kế, sau đó mối giải quyết vụ án dân sự.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

– Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu:

Trường hợp ngưòi yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có qụyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằng, việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyển yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

– Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

Yêu cầu xác định quyền sồ hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008) thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, cụ thể như sau:

a) Có căn cứ cho rằng, đó là tài sản thuộc sỏ hữu của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án;

b) Có căn cứ cho rằng đó là tài sản chung, trong đó có phần của ngưòi phải thi hành án thì yêu cầu xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án;

c) Có căn cứ cho rằng, quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định quyền sử dụng đất của người đó để bảo đảm thi hành án;

d) Có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khôi tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

Ví dụ: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500 triệu đồng nhưng do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử đụng đất là tài sản của A nhưng A cho rằng, quyển sử dụng đất này là tài sản chung của A và c. Do A và c không tự phân chia phần tài sản của mình trong khôi tài sản chung và không khởi kiện. Trường hợp này, nêu B yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

– Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

5.2. Những yêu cầu về tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

– Yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật:

Nếu như đương sự có yêu cầu giải quyết cả ba quan hệ, đó là yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật, quan hệ cọn cái, quan hệ tài sản, thì Tòa án chỉ thụ lý vụ việc về quan hệ tình cảm là loại việc dân sự, còn quan hệ con cái và tài sản phải tách ra giải quyết bằng vụ án dân sự. Nếu đương sự chỉ yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật còn quan hệ tài sản giải quyết sau khi Tòa án thụ lý việc dân sự, khi nào đương sự khỏi kiện yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản thì thụ lý vụ án, áp dụng các điều tương ứng trong Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự để giải quyết.

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:

Đây là loại việc chỉ áp dụng cho quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nếu trong vụ án có từ hai quan hệ trở lên thì các đương sự phải thỏa thuận được tất cả các quan hệ đó, thì Tòa án mới thụ lý theo thủ tục việc dân sự. Trong trường hợp trong quá trình giải quyết theo thủ tục việc dân sự mà một hoặc cả ba quan hệ đó các đương sự không thỏa thuận được thì phải đình chỉ giải quyết việc dân sự và chuyển qua thủ tục giải quyết vụ án dân sự sau khi đương sự đã làm thủ tục khỏi kiện vụ án dân sự.

– Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận và thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Trong trường hợp đương sự đã ly hôn, mà chưa giải quyết quan hệ nuôi con, hoặc đã được giải quyết quan hệ nuôi con, nhưng nay do diễn biến tình hình của mỗi bên, của con cái nên hai bên đã có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con thì Tòa án thụ lý thành việc dân sự, nếu các bên có tranh chấp thì phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục vụ án.

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

>> Xem thêm tại: Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh tại Hà Nội

– Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

– Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.