Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, bền vững. Nhưng khi tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ, vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống nữa thì ly hôn là cách thức cuối cùng để cả hai có thể giải thoát cho nhau, bắt đầu một cuộc sống mới.
Hệ quả pháp lý của việc ly hôn không chỉ là chấm dứt quan hệ vợ chồng mà còn đặt ra việc ai là người nuôi con sau ly hôn. Là bậc cha mẹ thì ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Cho nên việc tìm hiểu và bổ sung thông tin về giành quyền nuôi con sau ly hôn là điều cần thiết đối với các cặp vợ chồng đang có tranh chấp. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Multi Law chúng tôi chúng tôi xin tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
Quy định về giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất
Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.
Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.
Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn được quyền nuôi con.