Hiện nay, có nhận định cho rằng, nhiều đương sựkhi đã quyết định ly hôn tức là họ đã không còn muốn duy trì đời sống gia đình nữa (nhất là trong giới trí thức), nhưng họ lại bị Tòa án bác đơn ly hôn với nhận định rằng nguyên nhân chưa chính đáng. Điều này gây ra những hệ lụy như để được ly hôn, đương sự phải làm ra những hành vi thô lỗ để làm bằng chứng xin Tòa án cho ly hôn nhằm đạt được mục đích của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu Tòa án giải quyết như vậy có chính xác và hợp tình hợp lẽ không, khi ly hôn thực chất là quyền của đương sự muốn được giải thoát mọi ràng buộc của quan hệ hôn nhân, và trong trường hợp nào thì Tòa án cần phải linh động xét xử.
Ngoại tình có phải là căn cứ để Tòa án bác đơn ly hôn không?
Theo quy định Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình 2000 (đã được thay thế bằng Luật hôn nhân gia đình 2014) thì Căn cứ cho ly hôn là:
- Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Bác đơn xin ly hôn là cần thiết?
Có rất nhiều vụ ly hôn mà trong đó các nguyên đơn quyết tâm bỏ vợ, bỏ chồng chỉ vì người thứ ba này. Vấn đề là Tòa án chỉ có thể bác đơn ly hôn của họ, mà không thể hàn gắn mối quan hệ vợ chồng. Nếu họ thật sự quyết tâm ly hôn, thì vấn đề chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Bởi Tòa chỉ có thể bác đơn xin ly hôn một lần mà thôi nhưng nếu sau đó họ vẫn khăng khăng đệ đơn lên Tòa yêu cầu ly hôn một lần nữa, thì không có cách nào khác phải cho họ ly hôn.
Cần phải chấp nhận yêu cầu của đương sự?
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, nếu kết hôn là quyền của đương sự (miễn sao không vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014) thì ly hôn cũng là quyền của đương sự. Không ai được cản trở quyền đó, vì nếu phải tiếp tục chung sống với một mối quan hệ không mong muốn thì đó cũng là một hạn chế của luật pháp. Thực tế có những trường hợp, đương sự dù muốn ly hôn nhưng không thể được do bị làm khó từ phía đối phương. Như vậy càng khiến tình trạng hôn nhân thêm mệt mỏi và trầm trọng. Thế nhưng khi yêu cầu ly hôn thì Tòa án lại không đồng ý.
Kết luận
Do vậy, điều đầu tiên người trong cuộc cần làm là duy trì một mối quan hệ gia đình thắm thiết, gắn bó với nhau, biết thông cảm, san sẻ, yêu thương nhau và giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình, đó là phương pháp bảo vệ gia đình khỏi những tác động của bên ngoài. Không có gia đình nào là hoàn hảo, tuy nhiên nếu biết quan tâm và tôn trọng nhau, cũng như đề cao giá trị của gia đình, thì mỗi người sẽ biết tiết chế và tìm tiếng nói chung để xây dựng hôn nhân tốt đẹp.