Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai?

Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai?

I. Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai?

Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan ( quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản ) thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn, là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Pháp luật ly hôn đơn phương quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương (không có yếu tố nước ngoài): Tòa án cấp huyện, nơi bị đơn thường xuyên cư trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là Tòa an nơi bị đơn đang sinh sống hoặc làm việc hoặc nơi bị đơn có tài sản. Để được giải quyết việc ly hôn, chị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho Tòa án có thẩm quyền.

2. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồng;

– Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (“sổ đỏ”), giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu…

3. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Có thể gia hạn 02 tháng đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do thì thời hạn này là 02 tháng.

Tuy nhiên, không ít trường hợp thời hạn giải quyết vụ án ly hôn lại ngắn hơn so với qui định. Bởi trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau, nên Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn.

4. Ly hôn đơn phương quyền nuôi con:

Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế): Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần: Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.

II. Ly hôn đơn phương quyền nuôi con nhanh nhất tại tòa án?

Căn cứ theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn theo yêu cầu của một bên hay thường gọi là ly hôn đơn phương là khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn; hoặc Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

1. Về thủ tục ly hôn đơn phương:

Khi chị là nguyên đơn thì cần chuẩn bị những thủ tục sau:

– Đơn xin ly hôn;

– Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn;

– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có);

– Các Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có);

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương:

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này. Ngoài ra điều 12 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 cũng có quy định về nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Như vậy, theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn thường trú/ tạm trú/ làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương.

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 03 (ba) ngàylàm việc, kể từ khi thụ lý, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán để giải quyết vụ án, và thông báo bằng văn bản cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và Viện Kiểm Sát cùng cấp về việc thụ lý.

Trongthời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, người được thông báo phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:

“Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;”

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải đoàn tụ, việc hòa giải sẽ được tiến hành 02 (hai) lần, nếu trong phiên hòa giải, hai bên thống nhất được việc đoàn tụ, không muốn ly hôn nữa thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hoặc nếu không hòa giải được, tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa (trường hợp có lý do chính đáng thì thời gian này sẽ là hai tháng).

3. Về mức án phí:

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 VNĐ.

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì áp dụng theo mức thu khác nhau được quy định tại danh mục án phí ban hành kèm theo quyết định số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016

Trong trường hợp này, hồ sơ ly hôn đơn phương cần có chứng minh thư của chồng và phải có sổ hộ khẩu. Do đó, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có sổ hộ khẩu để xin xác nhận về việc đang thường trú tại địa phương.

III. Quá trình giải quyết ly hôn đơn phương thực hiện như thế nào?

Theo quy định Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: Thu nhập thực tế, Công việc ổn định, Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp) và các vấn đề khác.

Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé. Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Chủ shop đánh đập, làm nhục nữ sinh ở Thanh Hoá

Chủ shop đánh đập, làm nhục nữ sinh ở Thanh Hoá

Phân tích tâm lý vợ chồng chủ shop đánh đập, làm nhục nữ sinh ở Thanh Hoá: Từ thiếu hiểu biết pháp luật và nhiều ảo tưởng

Thiếu hiểu biết pháp luật và những ảo tưởng

Phân tích theo tâm lý tội phạm, chị Lê Bảo Ngọc – Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm đánh giá, vụ việc chủ shop ở Thanh Hoá tung clip hành hạ cô gái trộm đồ của quán rất giống vụ chủ quán nướng ở Bắc Ninh hồi năm 2020. Chủ quán nướng đã bắt khách quỳ xin lỗi vì sau khi ăn về khách đăng lên mạng nói những điều không tốt về quán.

Các trường hợp trên đều là người kinh doanh, là chủ. Khi đã làm chủ thường phải khéo léo ứng xử, nhưng họ lại thể hiện những hành vi côn đồ, trái pháp luật. Tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân lớn nhất là do thiếu hiểu biết pháp luật nên họ không có ý thức tôn trọng quyền của người khác, không biết ranh giới giữa hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật.

Như vụ trộm này, sau khi phát hiện bị mất trộm, chủ shop đã thông báo trên mạng và yêu cầu kẻ trộm liên hệ để nói chuyện, điều này không sai.

Nhưng khi gặp đối phương, họ lại tấn công, đe dọa, đánh đập, làm nhục nữ sinh, thậm chí là cưỡng đoạt tài sản… thì đã là hành vi vi phạm pháp luật.

Sở dĩ họ hành động như vậy vì họ nghĩ mình đang là “người bị hại”. Họ chỉ nhìn thấy đối phương đã gây tổn hại đến việc kinh doanh của mình và coi hành động trừng trị là chính đáng.

Có thể, khi sự việc xảy ra vợ chồng chủ quán đã dồn nén bởi công việc làm ăn khó khăn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi bị mất trộm, những ức chế tích tụ trong thời gian dài bùng ra khiến họ tức giận và muốn trừng phạt kẻ trộm.

Cộng thêm đó là sự ảo tưởng quyền lực “người chủ”, ảo tưởng ở vị trí “người bị hại” và về quyền lực bề trên đối với kẻ trộm tiếp tục thúc đẩy họ quyết tâm thực hiện hành vi trừng phạt đối phương bằng những cách cay nghiệt nhất.

Vậy là việc trừng phạt vượt quá lên, trở thành trút giận và bắt nạt. Với tâm lý của kẻ bắt nạt thì một khi đã bắt nạt được, mọi thứ sẽ leo thang chứ không dừng lại.

Thoạt đầu, Hường yêu cầu cháu M. cởi mũ bảo hiểm, khẩu trang che mặt để Hường quay clip nhưng M. không nghe. Thời điểm này Hường đang có tâm lý “tôi là chủ shop, kia là kẻ trộm, tôi có quyền quyết định số phận của nó, vậy mà nó dám không nghe lệnh tôi”.

Vì vậy, Hường đánh vì M. không nghe lời. Thời điểm ai đó đánh người mà còn được xung quanh hùa theo thì tâm lý sẽ càng say máu. Từ đó, Hường tiếp tục làm nhục nữ sinh là kéo áo và dùng kéo cắt tóc, cắt đứt áo ngực của M.

Khi chồng của Hường đến shop và trông thấy sự việc, sự bắt nạt không còn ở mức bạo lực nữa mà đã kết hợp với lòng tham, họ đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản đối với 2 cháu.

Chi tiết Đình Anh và Hường liên tục nhắn tin đe doạ, yêu cầu phải giao đủ số tiền nếu không sẽ báo Công an và đưa thông tin về nhà trường chứng tỏ hai vợ chồng này vẫn luôn tin rằng mình là bị hại. Do đó, đòi bồi thường là đúng và điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật nghiêm trọng.

Tránh đàm tiếu để các cháu có thể ổn định tinh thần

Theo chị Ngọc, hành vi trộm đồ trong cửa hàng của M. là không đúng. Nhưng thay vì được nhắc nhở một cách nhân văn, M. lại phải chịu sự trừng phạt khủng khiếp cả về thể xác lẫn tinh thần.

Cái giá mà em phải trả quá lớn, vượt qua sự tưởng tượng của xã hội. Sau khi chuyện xảy ra, M. rất sợ hãi, hiện cháu luôn trốn ở nhà và không dám đi học. Đây là phản ứng thường thấy của những nạn nhân sau khi sốc tâm lý do bị làm nhục hoặc tấn công bạo lực, nhất là khi M. chỉ là một cô gái trẻ đang ở độ tuổi nhạy cảm.

Nếu đến trường, em sẽ trở thành mục tiêu chú ý của các bạn. Có thể nói sự bàn tán của đám đông không khác gì một kiểu bạo lực tâm lý, khiến đối tượng mục tiêu sẽ luôn ám ảnh rằng mình đang bị tất cả mọi người phán xét, đàm tiếu.

Sự tổn thương tâm lý chính là hệ quả khủng khiếp của hành vi tội phạm “làm nhục người khác”. Quá trình hồi phục sau khi bị bạo lực là một trải nghiệm rất khó khăn và căng thẳng. Mặc dù hầu hết mọi người đều có khả năng tự phục hồi theo thời gian, nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều vấn đề tâm lý sau chấn thương.

Cuộc sống của một số nạn nhân và gia đình có thể hoàn toàn thay đổi. Do đó, một phần của việc đối phó và điều chỉnh là xác định lại tương lai.

Để người bị tổn thương tâm lý có thể hồi phục thì rất cần sự quan tâm động viên của gia đình và bạn bè, cũng như sự bao dung của dư luận xã hội. Hy vọng những người xung quanh sẽ để cả 2 cô bé có thời gian riêng tư, tránh chỉ trích, đàm tiếu để các em sớm ổn định tinh thần.

Quy định mới nhất về quyền thăm con, nuôi con sau ly hôn?

Quy định mới nhất về quyền thăm con, nuôi con sau ly hôn?

Quy định mới nhất về quyền thăm con, nuôi con sau ly hôn?

I. Quyền thăm con, nuôi con sau ly hôn?

Về việc thăm nuôi con sau khi ly hôn, khoản 3 Điều 82 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Như vậy, việc thăm nuôi con là không bị hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.

Do con được giao cho vợ bạn trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, vì vậy, khi chồng muốn đưa con về nhà ông bà nội chơi cần phải có sự đồng ý của người vợ.

Khi con đã đủ 36 tháng tuổi thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp vợ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc vợ, chồng bạn có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật HNGĐ năm 2014.

II. Tách hộ khẩu sau khi ly hôn?

Việc tách sổ hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

III. Đơn ly hôn gửi tới đâu để được thụ lý?

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, bạn phải gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nơi cư trú của chồng bạn. Nơi cư trú được xác định theo quy định của Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn. Theo đó, Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội​ quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Hồ sơ cung cấp khi yêu cầu ly hôn.

Khi yêu cầu ly hôn, phải nộp đơn xin ly hôn tại tòa án có thẩm quyền. Kèm theo đơn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự). Theo đó, bạn phải nộp kèm theo đơn xin ly hôn bản sao hợp lệ các giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng, giấy khai sinh của các con (nếu có), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản (nếu có yêu cầu)

IV. Xác định tài sản chung và chia tài sản chung khi ly hôn?

Về tài sản sẽ được giải quyết theo Điều 59.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống

I. Các trường hợp cấm kết hôn

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc kết hôn:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Pháp luật cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo Khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

II. Điều kiện, quy định về việc kết hôn

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, quy định về điều kiện kết hôn gồm:

– Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

III. Quy định việc việc đăng ký kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được UBND cấp xã nơi cư trú cấp;

– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn);

– CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ nêu trên. Các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, nợi thực hiện đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện áp dụng cho các trường hợp sau đây:

– Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;

– Công dân Việt Nam định cư nước ngoài kết hôn với nhau;

– Công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư nước ngoài;

– Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Đặc biệt, đối với hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì phải đến UBND cấp huyện nơi mà một trong hai bên cư trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).

Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn

Nếu đáp ứng đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và Sổ hộ tịch.

Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy đăng ký kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn sau đó cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy có đủ điều kiện kết hôn theo quy định ( Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Trường hợp nếu cần xác minh thêm những điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không được quá 05 ngày làm việc.

Riêng trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.

Đặc biệt: Nếu trong 60 ngày kể từ ngày đăng ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy đăng ký  kết hôn này sẽ bị hủy. Nếu hai bên muốn tiếp tục kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.

Lệ phí đăng ký kết hôn

Nếu đăng ký kết hôn giữa các công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn (quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch).

IV. Thủ tục đăng ký kết hôn với người khác khi vợ/chồng đang mất tích

Một người chỉ được công nhận mất tích khi được Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó đã mất tích (căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, khi đó quan hệ hôn nhân giữa người bị tuyên bố là mất tích với người vợ/chồng của người đó vẫn còn tồn tại.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người đang có chồng/đang có vợ là hành vi bị cấm. Vì vậy, nếu vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích muốn đăng ký kết hôn với người khác thì buộc phải có yêu cầu ly hôn của Tòa án.

Như vậy, khi vợ hoặc chồng mất tích, nếu người còn lại muốn kết hôn với người khác thì phải thực hiện 03 thủ tục dưới đây:

– Yêu cầu Tòa án tuyên bố người mất tích;

– Yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích;

– Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn (lần 2).

V. Quy định về việc kết hôn với người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc người nước ngoài

– Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn cùng người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn là thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi công dân Việt Nam đó thường trú.

– Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Ngoại giao) ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.

Hồ sơ cần phải chuẩn bị gồm có:

– Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Hộ chiếu hoặc là giấy CMND (đối với công dân Việt Nam);

– Bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam).

Người từng là lính Ngụy có đủ điều kiện kết hôn với công an?

Người từng là lính Ngụy có đủ điều kiện kết hôn với công an?

Ông đã từng là lính Ngụy thì có đủ điều kiện kết hôn với công an?

I. Cơ sở pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

II. Nội dung tư vấn

Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cũng có những điều kiện kết hôn tương tự người dân bình thường theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an…) thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời chiến sỹ công an phải vận động người bạn đời tương lai có đơn kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng. Hết thời gian thẩm định lý lịch thì phòng tổ chức cán bộ sẽ quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ đó kết hôn với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi có chiến sỹ xin kết hôn công tác. Nếu như gia đình của người bạn đời chiến sỹ công an có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng thì việc kết hôn sẽ không thực hiện được.

Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:

– Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.

– Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.

– Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).

Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:

1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền

2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.

3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…

4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

III. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Pháp luật quy định các trường hợp không đủ điều kiện kết hôn hôn là nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng; giữ gìn thuần phong mỹ tục của người Việt Nam đối với đời sống hôn nhân và gia đình, góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau:

1. Cấm kết hôn giả tạo

Quy định điều cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.

2. Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng

Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng hoặc cấm người chưa có vợ, có chồng kết hôn với người đang có vợ, có chồng.

Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, các trường họp được coi là đang có vợ, có chồng bao gồm:

– Người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân đó vẫn đang tồn tại (chưa chấm dứt hôn nhân do sự kiện ly hôn, hoặc một bên chết hay một bên có quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết);

– Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/01/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 131 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13: “Quan hệ hôn nhãn và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì đối với trường họp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/01/1987 không đăng ký kết hôn nhưng tuân thủ các điều kiện kết hôn thì vẫn được thừa nhận là vợ chồng.

Như vậy, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân trước đã chấm dứt thì mới đủ điều kiện kết hôn. Nếu người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng thì việc kết hôn đó là trái pháp luật. Quy định điều cấm này nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Quy định điều cấm này còn góp phần xóa bỏ chế độ đa thê, giải phóng và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Quy định về cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng được dự liệu từ rất sớm (ngay từ đạo luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta – Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, việc cấm kết hôn này đã được ghi nhận). Từ đó đến nay, trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ, điều cấm này luôn luôn là một quy định buộc người kết hôn phải tuân thủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình trạng vi phạm điều cấm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và ngày một có diễn biến phức tạp hơn. Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm ngày một tinh vi hơn, làm ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi của những người có quyền lợi liên quan cũng như tác động không tốt đến đời sống hôn nhân và gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng một trong những nguyên nhân đáng kể làm cho tình trạng vi phạm ngày một gia tăng đó chính là việc xử lý tình trạng vi phạm chưa nghiêm minh cho nên việc phòng ngừa vi phạm kém hiệu quả.

Do vậy, để nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được bảo đảm thì cần phải làm tốt hơn nữa việc kiểm tra các quy định về điều kiện kết hôn thông qua thủ tục đăng ký kết hôn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

3. Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ

Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

– Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Xem khoản 17 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014). Ví dụ như cha mẹ với con, ông bà với các cháu.

– Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Vì vậy, cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định cụ thể như sau: cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; cấm kết hôn giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với các cháu gái, bác ruột, cô ruột, dì ruột với các cháu trai và cấm kết hôn giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì với nhau.

Việc cấm kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi trên là hoàn toàn phù hợp. Quy định này góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, giúp gia đình thực hiện tốt chức năng sinh đẻ, nhằm thúc đậy sự phát triển của xã hội. Bởi vì, dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà khoa học đã chỉ rõ, việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Thế hệ con cái của những cuộc hôn nhân này thường hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Điều này là nguyên nhân làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, việc kết hôn giữa những người có quan hệ gần gũi về huyết thống trong phạm vi luật cấm vẫn còn tiếp diễn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng báo động là tình trạng trên không được ngăn chặn có thể đe dọa dẫn đến sự diệt vong của một số dân tộc hiện đang có số dân dưới 1.000 người. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do các hủ tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng này cần phải phát huy tốt hơn nữa việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu đối với đời sống hôn nhân và gia đình.

4. Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi

Cấm kết hôn giữ cha mẹ với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Ngoài việc cẩm kết hôn giữa nhưng người có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 còn cấm .kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trái lại với quan điểm cho rằng, việc quy định điều cấm này là không cần thiết. Do đó, ngay cả khi giữa những người có ỉhối liên hệ trực hệ không gắn kết bởi tính huyết thống vẫn bị cấm kết hôn. Đây là quy định điều cấm phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam. Do vậy, quy định điều cấm góp phần bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống của người Việt Nam đối với đời sống , hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.

Mức xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân năm 2021?

Mức xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân năm 2021?

Mức xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng năm 2021?

I. Có con với người khác có vi phạm chế độ hôn nhân không? Xử phạt như thế nào?

Tại Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình trong đó có nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Và Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;..

Ngoài ra, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

II. Chồng cản trở không cho vợ ly hôn có vi phạm chế độ hôn nhân hay không? Bị xử phạt như thế nào?

Đây là quy định mới tại Điều 181 Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 như sau:

Điều 181: Tội cưỡng ép kết hôn,ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, trường hợp người vợ muốn ly hôn mà người chồng cản trở không cho ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên mà còn vi phạm thì có thể bị phạt tù đến 03 năm.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 55: Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ,ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

III. Những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 thì những hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

Thứ nhất, Điều 181: Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn, duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Thứ hai, Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Thứ ba, ​Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Thứ tư, Điều 184. Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ năm, Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Thứ sáu, Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Thứ bảy, ​Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Đối với 02 người trở lên;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

IV. Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng trong quá trình hôn nhân?

1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng:

Khi hai vợ chồng kết hôn tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được xác định như sau:

– Tài sản chung: Căn cứ điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung như sau:

+) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

+) Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

+) Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

– Tài sản riêng:

Căn cứ theo điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

+) Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

+) Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Hiện này Luật hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực, năm 2018 chưa có văn bản pháp Luật hay văn bản dưới Luật nào hướng dẫn khác quy định nêu trên.

2. Phân chia tài sản chung, tài sản riêng:

Trong quá trình sinh sống mà hai vợ chồng có tranh chấp về vấn đề tài sản, mà hai vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau hoặc không phân biệt được tòi sản chung, tài sản riêng thì áp dụng theo quy định của pháp Luật và phân chia theo quy định sau:

– Phân chia tài sản chung:

Căn cứ theo khoản 2, điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Phân chia tài sản riêng:

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

I. Theo quy định pháp luật 

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan.

II. Điều kiện có hiệu lực

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Ngoài ra, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi:

  • Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi kết hôn hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận.
  • Tại thời điểm xác lập thỏa thuận, vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba không tự nguyện
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn.

III. Chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

• Trường hợp 1: Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

• Trường hợp 2: Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

• Trường hợp 3: Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

IV. Thủ tục xem xét thỏa thuận

Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, cụ thể như sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:

a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;

b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

– Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

– Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

V. Xác định thỏa thuận

Xác định thỏa thuận được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC -VKSNDTC-BTP, cụ thể như sau:

– Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

b) Trường hợp các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

– Tòa án quyết định tuyên bố khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

a) Do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Phải làm gì khi chồng tôi là người nóng tính?

Phải làm gì khi chồng tôi là người nóng tính?

Phải làm gì khi chồng tôi là người nóng tính?

I. Không đổ thêm dầu vào lửa

Hai bạn vừa bước vào đời sống hôn nhân chưa được lâu, đời sống vợ chồng có nhiều khác biệt so với lúc đang yêu và cũng nhiều áp lực hơn. Việc xảy ra những mâu thuẫn, cãi vã là điều khó tránh khỏi. Dễ nổi nóng đã trở thành một đặc điểm tính cách của chồng bạn được được hình thành trong quá trình sống là lớn lên, bởi vậy việc thay đổi tính cách con người một sớm một chiều là điều không thể, nó yêu cầu sự kiên trì và nỗ lực của cả hai bạn.

Người xưa thường nói “chồng giận thì vợ bớt lời”, trước tiên, trong lúc chồng nóng giận bạn có thể giữ im lặng để tránh lúc nóng giận chúng ta sẽ có những ứng xử không phù hợp, đổ thêm dầu vào lửa khiến xung đột càng nặng nề hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ im lặng không có nghĩa là chịu đựng để rồi mỗi ngày một ít, nỗi ấm ức bực bội của bạn ngày càng nhiều mà hãy góp ý dần dần để giúp chồng bạn nhận ra lỗi sai và sửa đổi.

Ngọn núi lửa đang phun trào mà bạn lại đổ thêm lửa vào đó thì chẳng khác nào bạn đang muốn tự thiêu mình nhanh hơn, khi chồng nóng tính, bạn tuyệt đối không lên căng thẳng, gây hấn thêm với anh ấy. Điều đó chỉ khiến chồng bạn càng nóng tính hơn, dẫn đến cơn thịnh nộ của anh ấy càng gia tăng, làm căng với chồng khi anh ấy đang nóng tính là một hành động rất sai lầm và ngu ngốc của phụ nữ. Sự nóng giận của đàn ông thường không kéo dài quá lâu, bạn hãy cố gắng nhẫn nhịn anh ấy để mọi chuyện được qua đi một cách nhanh chóng, đừng cố gắng gây lộn với anh ấy để gia tăng thêm cơn nóng giận ấy. Cũng đừng xử sự lỗ mãng với nhau lúc nóng giận, tránh sau khi bình tĩnh lại sẽ cảm thấy rất hối hận vì những gì mình đã nói, đã làm với đối phương khi nóng giận. Các cụ dạy rồi “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng khê hạt nào”, chắc ai cũng thuộc, cũng biết đến câu nói này nhưng lại rất ít người có thể áp dụng nó vào cuộc sống gia đình. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi, xung đột không nên có giữa vợ chồng, tất cả chỉ vì không ai chịu nhường nhịn ai khi đối phương nóng giận. Là phụ nữ, khôn khéo thì chồng yêu, vụng về thì thiệt thòi. Vui vẻ, hạnh phúc hay không cũng là do cách mình hành xử mà ra, đừng hơn thua với chồng khi anh ấy nóng tính. Đợi lúc anh ấy bình tĩnh lại, bạn nói gì anh ấy cũng vui vẻ lắng nghe, lúc đó mới là thời điểm vàng để giải quyết mọi vấn đề. Lúc chồng nóng giận, mình càng bớt căng thẳng, càng bớt lớn tiếng, càng nín nhịn bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

II. Giải quyết bức xúc khi chồng đã bình tĩnh

Đừng dại dột phân định đúng sai, phân tích phải trái với chồng khi anh ấy nổi nóng. Khi tức giận con người ta thường không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, cũng không đủ tỉnh táo để nhận biết cái gì đúng, cái gì sai, thể nên tốt nhất hãy chờ chồng bình tĩnh lại, sau đó hãy nói cho anh ấy hiểu. Như đã biết, cơn nóng giận của đàn ông thường xảy ra không lâu, nó chỉ kéo dài chừng 30 phút, có lâu la gì khi nhường nhịn chồng 30 phút đúng không?Như bạn cũng chia sẻ thì chồng bạn vẫn là người có trách nhiệm và yêu thương vợ, bởi có lẽ, anh ấy sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình nếu được bạn phân tích nhắc nhở khi đã bình tĩnh, vui vẻ trở lại. Bạn có thể phân tích để giúp anh ấy nhận ra rằng “nóng tính: là một nhược điểm trong tính cách của anh ấy làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai vợ chồng và anh ấy cũng phải nỗ lực để thay đổi; hãy nói cho anh ấy biết trong lúc tức giận anh ấy đã có những hành vi, lời nói không phù hợp nào. Ngoài ra, việc hay nổi nóng của anh ấy còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái sau này, con có thể học theo những hành vi của anh ấy khi tức giận. Từ đó hai bạn có thể cùng thỏa thuận và viết ra những nguyên tắc chung như: Khi bắt đầu nổi giận hãy rời đi chỗ khác, hoặc hãy giữ im lặng một phút trước khi nói, không nói những lời lẽ xúc phạm, sỉ nhục; chủ động xin lỗi khi nhận ra lỗi sai của mình,…Cả hai vợ chồng người đều cần phải cam kết thực hiện những nguyên tắc này.

Hãy đợi lúc anh ấy thật bình tĩnh, cảm xúc của anh ấy đã cân bằng trở lại, khi đó bạn nói gì, phân tích gì thì anh ấy mới có thể tiếp thu và đón nhận một cách vui vẻ. Tôi thừa nhận, ai khi bức xúc, ấm ức cũng rất khó chịu, rất khó có thể kìm nén bản thân. Nhưng chúng ta là phụ nữ, là người giữ lửa trong gia đình, đừng quá hiếu thắng và thích gây chiến với chồng. Hãy luôn ghi nhớ “một điều nhịn, chín điều lành” mình nhường nhịn chồng chứ có phải người ngoài đâu, mình nhún nhường chồng chứ ai mà sợ thiệt. Nhịn anh ấy để giữ gìn hạnh phúc cho cả gia đình mình cơ mà, vả lại cũng chỉ là nhịn những lúc anh ấy nóng tính thôi mà. Nó không kéo dài ngày này qua ngày khác mà sợ phải chịu đựng, hay không đủ sức chịu đựng. Cứ vui vẻ chờ anh ấy bình tâm lại, khi ấy mình góp ý, mình phân tích cho anh ấy hiểu, anh ấy làm như thế không đúng, anh ấy có những hành vi làm mình buồn và thất vọng ra sao. Lần sau anh không nên thế, anh nên như thế nào, anh nên học cách kiềm chế tính nóng của bản thân…hoặc đề nghị sẽ cùng anh ấy học cách kiểm soát cơn nóng giận, cùng anh ấy từ bỏ thói quen xấu đó. Khi đó, ông chồng nào mà chẳng vui vẻ nhận lời và nghe theo lời khuyên của vợ.

III. Chỉ tham chiến khi nắm chắc phần thắng

Gia Cát Lượng chưa từng hỏi Lưu Bị: “Tại sao cung tên của chúng ta ít như vậy?”, Quan Vũ chưa bao giờ hỏi Lưu Bị: “Tại sao binh lính của chúng ta thiếu thốn đến thế?”, Trương Phi chưa bao giờ hỏi Lưu Bị: “Khi bị quân lính vây hãm dưới thành, chúng ta phải làm sao?”. Thế nhưng…Đã từng có tích dùng thuyền cỏ mượn tên. Đã từng có chuyện qua năm ải chém sáu tướng. Đã từng có sự kiện chặt đứt cây cầu dọa lùi Tào binh. Triệu Tử Long nhận được quân lệnh tấn công khi chỉ có 20 binh sĩ. Kết quả đã công hạ được mười thành trì, thu được 2 vạn binh sĩ cùng ba ngàn con ngựa tốt. Nếu như mọi chuyện đã được định sẵn thì giá trị của bạn nằm ở đâu? Đó chình là trí tuệ minh mẫn, sự thông minh sáng suốt để nhận biết được tình thế của mình trong trận chiến ấy. Nắm chắc được ưu điểm của mình là gì, điểm yếu của đối phương là gì? Có như thế mới có thể thắng trận mà không cần mất quá nhiều sức lực, vẫn thu hàng kẻ thù mà không cần tổn hại quá nhiều đến bên mình. Đó là cách mà những vị tướng tài lựa chọn để tham chiến, họ chỉ tham chiến khi nắm chắc trong tay phần thắng. Vợ chồng cũng thế, bạn càng giảm bớt tranh cãi, hơn thua với chồng càng làm anh ấy ý thức được việc nóng giận của mình là không tốt. Bởi chẳng ai tự nhiên nóng giận và tự nổi giận một mình cả, chắc chắn cơn thịnh nộ ấy căng thẳng và gay gắt là do bị tác động bởi một ai đó hay một sự việc nào đó dẫn tới. Việc bạn không thường xuyên tranh cãi với chồng, không gây chiến với anh ấy một cách vô tội vạ, sẽ càng chứng tỏ được sức mạnh của bạn khi bạn quyết định tham chiến. Và chắc chắn ông chồng nào cũng sẽ bất ngờ và có chút dè chừng khi vợ mình luôn nín nhịn, chịu đựng cơn thịnh nộ của mình, mà hôm nay cô ấy lại phản đòn lại. Biết đâu bạn lại dễ dàng dành phần thắng mà chẳng cần tốn công sức gì. Phụ nữ chỉ nên khẳng định sức mạnh của bản thân khi cần, đừng dại khờ hoang phí sức mạnh của mình vô tội vạ, rất dễ làm mất đi sức mạnh vạn năng ấy.

IV. Không hạ thấp mình và cũng không được để bị coi thường

Đứng trên quan điểm của cánh đàn ông, tôi xin thứ với quý chị em rằng “chúng tôi chỉ ngược đãi người phụ nữ của mình khi không có ai chống lại sự ngược đãi ấy. Và khi chúng tôi trót lọt được một lần thì ắt hẳn sẽ có những lần kế tiếp”. Vì thế, đừng nhẫn nhịn một cách mù quáng, đừng tin rằng việc mình chịu đựng chồng sẽ khiến anh ấy thay đổi. Không hề! điều đó chỉ làm anh ta coi thường và được đà lấn tới mà thôi. Nếu như sự vô lý, sự đối xử của chồng dành cho các bạn quá tệ, không thể chấp nhận được thì hãy đứng lên, hãy đòi lại công bằng cho chính mình. Chúng ta là vợ chồng, là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là mối quan hệ chủ tớ. Bạn là vợ chứ không phải là con hầu, ở đợ của anh ta. Anh ta không có quyền coi thường bạn, càng không có quyền chà đạp, làm tổn thương bạn hết lần này đến lần khác. Mạnh mẽ lên, chúng ta chỉ nín nhịn khi sự nín nhịn ấy có giá trị, có ý nghĩa. Còn khi nó không được coi trọng, nó không mang lại ý nghĩa gì thì đừng cam chịu một cách vô nghĩa như thế. Hãy cho anh ta biết, sức chịu đựng của mình chỉ có giới hạn, nếu anh ấy vượt qua giới hạn ấy mình sẽ phản kháng, mình sẽ chống lại. Mình cũng có cảm xúc, biết vui biết buồn, không phải thứ vô tri vô giác mà anh ấy đối xử thế nào cũng được. Có thể khi mình “bật lại” chồng sẽ cảm thấy khá bất ngờ nhưng rồi anh ta sẽ hiểu ra. Anh ta nên dè chừng với mình, đừng đi quá giới hạn mà mình đã vạch rõ. Tôi cũng có thể nóng giận chứ không riêng gì anh. Nhớ đó!

V. Nói lời xin lỗi

Bất cứ ai khi nóng giận cũng đều có lý do, thế nên nếu bạn nhận thấy mình chính là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận đó của chồng. Đừng ngại ngần, hãy chân thành nói lời xin lỗi tới anh ấy, một lời xin lỗi chân thành đúng mực sẽ giúp chồng giải tỏa được cơn thịnh nô vô cùng hiệu quả. Anh ấy sẽ cảm thấy nguôi ngoai phần nào sự nóng tính của mình, bởi vợ đã nhận ra lỗi sai và nói lời xin lỗi với mình. Người ta chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại. Nói chung một người phụ nữ thông minh sẽ biết cách “lấy nhu thắng cương”, biết phân biệt phải trái và biết nhận lỗi sai về mình khi cần. Có như thế mới dung hòa được mọi sự xung đột, tranh cãi giữa hai vợ chồng.

Ngoài ra, việc nói lời xin lỗi là không hề dễ nhưng trong trường hợp bạn nhận thấy mình là người có lỗi và là nguồn gốc gây ra cơn tức giận của chồng thì hãy chủ động nói lời xin lỗi, điều này có thể ngăn chặn cơn tức giận của chồng bạn phát triển.

Trong trường hợp bạn đã nhún nhường nhiều lần và cách đối xử của chồng với bạn là vượt quá giới hạn chịu đựng thì bạn hoàn toàn có thể “chống lại” và thể hiện sự tức giận của mình để anh ấy thấy rằng việc anh ấy đối xử với bạn như vậy là không thể chấp nhận.

Cuối cùng thì trong đời sống vợ chồng, cả hai bên đều phải biết tôn trọng nhau, tránh những lời lẽ xúc phạm nhau. Việc bạn giữ thái độ kiên nhẫn mềm mỏng hay cứng rắn một cách phù hợp là cần thiết

Vợ hoặc chồng ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào?

Vợ hoặc chồng ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào?

Vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào?

I. Mức xử phạt người có quan hệ ngoại tình như thế nào?

Hành vi ngoài tình là hành vi phạm pháp Luật và đạo đức. Ở Việt Nam nhà nước chỉ công nhân quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng là hợp pháp. Những hành vi khi đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn, chung sống hoặc quan hệ với người khác như vợ chồng là hành vi cấm.

Theo khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hành vi “ngoại tình” là một trong các hành vi cấm:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Quy định về việc xử lý hành vi ngoại tình:

1. Xử phạt hành chính người ngoại tình:

Khi phát hiện vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và có bằng chứng về hành vi này thì có thể viết đơn đề nghị UBND xã/ phường xử phạt hành vi này.

Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1, điều 48, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

” 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; ”

” 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự người ngoại tình:

Hành vi ngoại tình nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc cả hai bên dẫn đến ly hôn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 182, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

” 3. Bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình:

Bằng chứng vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình là các bằng chứng xác thực như: Video, hình ảnh ghi lại được cảnh trai trên gái dưới hoặc biên bản của công an về hành vi này. Còn những video, hình ảnh, tin nhắn, cuộc hội thoại… vẫn chưa đủ bằng chứng xác thực từ đó rất khó khăn trong việc xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Ly hôn khi vợ hoặc chồng ngoại tình?

* Nguyên tắc phân chia tài sản được quy định tại điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”.

III. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, thủ tục, mức án phí?

Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quyền ly hôn được xác định tại điều 51 như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”.

IV. Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Tại Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị em và các thành viên khác trong gia đình. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ nghiêm cấm các trường hợp người đã có vợ, có chồng sống chung như vợ chồng với người khác.

Căn cứ vào khoản 3.1 mục 3 Thông tư số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…” Như vậy,nếu anh và cô gái kia có quan hệ bất chính nhưng không chung sống như vợ chồng (được hiểu theo nghĩa ăn chung, ở chung, có con chung, có tài sản chung) thì bạn mới chỉ là vi phạm đạo đức, bị xã hội lên án .

Vợ bỏ nhà đi có ly hôn theo quy định pháp luật được không?

Vợ bỏ nhà đi có ly hôn theo quy định pháp luật được không?

Vợ bỏ nhà đi có ly hôn theo quy định pháp luật được không?

I. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 103. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình

1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.”

II. Vợ bỏ đi, chồng có ly hôn vợ bỏ nhà đi được không?

Theo quy dịnh của bộ luật dân sự 2015:

Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch

III. Vợ bỏ nhà đi thì chồng có được yêu cầu ly hôn khi vợ bỏ nhà đi được không?

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trường hợp vợ bỏ đi, không rõ tung tích thì người chồng chỉ được ly hôn khi Tòa án đã tuyên bố người vợ mất tích.

IV. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.