Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

chia tai san ly hon

Việc ly hôn có thể diễn ra suôn sẻ, ly hôn không có tranh chấp hoặc ly hôn có tranh chấp. Trong các vụ ly hôn, đa phần tranh chấp nằm ở hai vấn đề chính là phân chia tài sản và quyền nuôi con. Các tranh chấp phân chia tài sản khi phát sinh thường rất phức tạp và kéo dài bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung  gắn liền với quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản này tồn tại song song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận).

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Vì vậy, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án sẽ xem xét, nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định áp dụng theo luật định, những thỏa thuận có hiệu lực vẫn được tôn trọng và thực hiện.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định

Các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định được quy định bao gồm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Tài sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản. Sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi.

Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được hưởng

Nguyên tắc này nhằm chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận.

Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Tài sản nào không bị chia khi ly hôn?

ly hon

Căn cứ:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1: Chế độ tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Sau khi đăng ký kết hôn thì giữa vợ chồng không chỉ phát sinh quan hệ hôn nhân mà còn phát sinh thêm quan hệ tài sản, quan hệ con cái,… Pháp luật hiện hành tôn trọng quyền tự do lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng nào, cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
  1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Theo đó, vợ chồng có thể chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nếu vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
  1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung và khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nếu như không có gì xảy ra. Ngoài ra, nếu trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ chồng có thể có tài sản riêng. Những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì chúng cũng là tài sản riêng.

2: Những tài sản nào không bị chia đôi khi ly hôn?

Trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền được có tài sản riêng và tài sản chung, đồng thời cũng có thể thỏa thuận việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc ngược lại. Khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu như có yêu cầu chia tài sản thì Tòa án thông thường sẽ chia đôi tất cả tài sản, tuy nhiên có một số tài sản sẽ không bị chia đôi khi ly hôn, cụ thể các trường hợp sau:

Tài sản theo thỏa thuận

Bởi việc phân chia tài sản sau khi ly hôn căn cứ trên nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận của hai bên được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi đó, Tòa án căn cứ vào thoả thuận của các bên để phân định tài sản cho mỗi bên.

Theo đó, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được tài sản nào không phải chia đôi thì Tòa sẽ công nhận việc không chia đôi tài sản trong bản án. Ngược lại, với những tài sản chung khác, Tòa sẽ chia đôi sau khi tính đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng

Ngoài những tài sản không bị chia đôi do thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ chồng sẽ không bị chia đôi khi ly hôn. Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
  1. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn sẽ không bị chia đôi và tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Vậy những tài sản nào sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.  Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, các tài sản sau đây được coi là tài sản riêng và không bị chia đôi khi ly hôn:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
  • Ngoài ra, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định các loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng:
  • Tài sản có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản theo thỏa thuận là tài sản riêng.

Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?

cap duong nuoi con

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

1: Định nghĩa, giải thích

Trước khi đi vào giải quyết nội dung chính của câu hỏi, mời mọi người cùng tìm hiểu về các thuật ngữ sau theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

  1. Cấp dưỡng: theo khoản 24 Điều 3 của Luật này thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.
  2. Nghĩa vụ cấp dưỡng:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Theo đó, việc cha hoặc mẹ cấp dưỡng cho con cái có nghĩa là cha, hoặc mẹ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con.

2: Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Sau khi ly hôn không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, có thể thấy, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng 2 điều kiện trên nếu vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp con đã thành niên có thể tự nuôi sống mình hoặc sống chung với con nhưng không vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể từ chối cấp dưỡng.

3: Xử phạt khi cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Như đã nói ở trên, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nên nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi đó, người cha có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất của hành vi ngăn cấm. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật
  2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật

Chịu trách nhiệm hình sự

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

“Điều 380. Tội không chấp hành án

Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Không đăng ký kết hôn có cần ly hôn không?

ly hon

Việc đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc để cơ quan nhà nước công nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam nữ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà nhiều đôi nam nữ không tiến hành đăng ký kết hôn, không thực hiện các thủ tục cần thiết mà chỉ tổ chức lễ cưới thông thường. Đến khi phát sinh mâu thuẫn khiến hai bên không thể chung sống với nhau được nữa, họ không biết làm thế nào để giải quyết mối quan hệ vợ chồng không được pháp luật công nhận này. Trong bài viết này, Luật Multi Law  sẽ cung cấp tới bạn thông tin về vấn đề không đăng ký kết hôn có cần ly hôn hay không.

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Kết hôn là gì?

Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa về khái niệm kết hôn như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Việc xác lập quan hệ vợ chồng để tiến tới quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, chỉ được coi là vợ chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Không có giấy kết hôn có ly hôn được không?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, để được ly hôn thì phải có mối quan hệ vợ chồng tồn tại từ trước thì lúc đó hai bên mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Vậy trong trường hợp không đăng ký kết hôn thì giải quyết như thế nào?

Giải quyết trường hợp ly hôn khi không đăng ký kết hôn

Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn quy định như sau:

  1. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

 Chuẩn bị hồ sơ

Để yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn yêu cầu giải quyết ly hôn hoặc đơn yêu cầu không công nhận quan hệ hôn nhân (theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai bên nam nữ;
  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ khác chứng minh quan hệ của hai bên nam nữ (nếu có);
  • Bản sao Giấy khai sinh của con, giấy tờ về tài sản chung (nếu có).

 Nộp hồ sơ

Theo Khoản 1 Điều 28 kết hợp với điểm a Khoản 1 Điều 35 và điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Trong trường hợp của bạn, sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ phải nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.

Tòa án xem xét hồ sơ và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Nếu hồ sơ của bạn còn thiếu, sai sót thì Thẩm phán sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho bạn nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn nộp tiền tạm ứng án phí cho Chi cục thi hành án dân sự và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Tòa án chuẩn bị xem xét đơn yêu cầu

Thời hạn chuẩn bị xét xử 04 tháng. Tòa án xem xét hồ sơ yêu cầu ly hôn đã thụ lý và xác minh về việc hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn hay không đăng ký kết hôn.

Trường hợp có tranh chấp trong yêu cầu của đương sự, tranh chấp về quyền nuôi con chung và chia tài sản chung thì Tòa án triệu tập hai bên đương sự để tiến hành hòa giải để đương sự thỏa thuận và thống nhất phương thức giải quyết của các đương sự. Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tòa án ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng

Tại phiên tòa xét xử, sau khi xem xét tài liệu chứng cứ và ý kiến của hai bên đương sự thì Tòa án sẽ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng và giải quyết con chung, tài sản chung nếu có yêu cầu.

Sau khi quyết định của Tòa án có hiệu lực, hai bạn sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ sống chung trên thực tế. Nếu bên kia không đồng ý với quyết định và có hành vi chống đối thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành bản án đối với bên vi phạm kia.

Tranh chấp sau khi ly hôn phải giải quyết thế nào?

tranh chấp tài sản

Trên thực tế, phần lớn các cuộc hôn nhân tan vỡ đều xuất phát từ tình cảm. Một khi tình cảm, tình yêu giữa hai người đã cạn thì việc tranh chấp, phân chia tài sản giữa vợ chồng nên có sự sòng phẳng. Tuy vậy, đối với những tài sản chung khó có thể chia đôi hay cưa lìa, nên làm thế nào cho phải?

Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về vấn đề tranh chấp tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Khoản 29 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Điều 109 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

  1. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.

Căn cứ quy định nêu trên và các thông tin mà bạn cung cấp thì mảnh đất được cấp cho hộ gia đình bà C nên thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình mà không phải là tài sản riêng của vợ chồng anh A và chị B. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Chế độ tài sản trước, trong và trường hợp ly hôn: Những điều có thể bạn chưa biết

tai san rieng

Những tranh chấp phát sinh liên quan đến vợ chồng phần nhiều lin quan đến tài sản, Đó là lý do vì sao Luật Hôn nhân gia đình có quy định về việc thỏa thuận tài sản chung, tài sản riêng trước khi kết hôn. Dưới đây là những điều mà các cặp đôi cần biết về chế độ tài sản trước, trong và trường hợp nếu  có ly hôn

* Thỏa thuận chế độ tài sản tiền hôn nhân:

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập khi nào?

– Chỉ được lập và công nhận khi 2 người chưa đăng ký kết hôn, lưu ý chưa đăng ký kết hôn nghĩa là 2 người chưa ra UBND xã, phường để làm thủ tục đăng ký kết hôn chứ không phải là chưa tổ chức đám cưới đâu nhé.

– Hai người cùng đoàn kết, đồng thuận, và quyết định lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận

– Được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Về việc yêu cầu chia tài sản: Tài sản chung vợ chồng có thể được chia ngay trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn mà khi giải quyết ly hôn mà các bên chưa phân chia về tài sản.

* Chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Cách chứng minh tài sản riêng

Để có thể chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, chúng ta phải có bằng chứng chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản tiêng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình:

– Đối với tài sản có trước khi kết hôn: có thể là hợp đồng mua bán tài sản, các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sở hữu…

– Đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng: cách chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp, hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho….

– Đối với tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân thì phải nộp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung được công chứng theo quy định của pháp luật.

– Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng như các đồ dùng, tư trang cá nhân…

Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân gia đình 2014;

–  Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

–  Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

* Chế độ Tài sản khi LY HÔN:

Trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn nếu bên có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng thì đương nhiên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Về nguyên tắc chung chia tài sản khi ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng khi giải quyết trong những trường hợp cụ thể tòa sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…

Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản

Theo Thông tư liên tịch 01/2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, bao gồm phân chia tài sản.

Trường hợp nhờ tòa án phân xử thì HĐXX sẽ tính đến một số yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản của mỗi người. Thẩm phán dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn để ra phán quyết. Ví dụ, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình thì tòa án xem xét yếu tố “lỗi” này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Phát hiện tài sản bí mật

Khi đã ly hôn, về mặt pháp lý quan hệ vợ – chồng đã chấm dứt. Tòa án đã phân chia tài sản và con cái theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không ít trường hợp sau đó phát hiện chồng hoặc vợ có tài sản bí mật hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Trong trường hợp này, nếu không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung và phân chia theo luật định.

Tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn

tranh chap tai san

Sống thử hay sống chung như vợ chồng bất hợp pháp, là một hiện tượng dễ dàng gặp trong thời đại hiện nay. Nếu êm đẹp thì kết quả có thể là một cuộc hôn nhân hạnh phúc hợp pháp, còn nếu chẳng may có biến cố xảy ra, chia tay nhau mỗi người một ngả, lúc phân chia tài sản sở hữu chung trong suốt quá trình chung sống như vợ chồng nhưng chưa kết hôn đó đó nên giải quyết thế nào? Hãy cùng công ty luật chúng tôi tìm hiểu.

Đối với tài sản được hình thành trong thời gian chung sống như vợ chồng

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, đối với tài sản hình thành trong thời kỳ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn, nếu không có thỏa thuận với nhau, hoặc khi đăng ký kết hôn anh không nhập số tài sản đó vào tài sản chung, về nguyên tắc, tài sản riêng của ai sẽ thuộc về người đó.

Xác định tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Án phí dân sự

an phi dan su

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015

– Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Nội dung:

Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được tòa án giải quyết. Các đương sự phải chịu mức án phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật Tòa án giải quyết

Mức án phí dân sự:

Án phí dân sự sẽ gồm án phí dân sự trong vụ án không có giá ngạch và vụ án dân sự có giá ngạch.

Đối với vụ án không có giá ngạch, mức án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng và nếu có kháng cáo thì mức án phí dân sự phúc thẩm là 300.000 đồng.

Đối với vụ án tranh chấp dân sự, có giá ngạch có nghĩa là có tranh chấp với nhau về tài sản và xác định giá trị tài sản thì án phí được áp dụng như sau:

Mức 1: Nếu giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng ( 6 triệu) thì mức án phí là 300.000 đồng;

Mức 2: Giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng (6 triệu ) đến 400.000.000 đồng (400 triệu) thì mức án phí là 5% giá trị tài sản tranh chấp;

Mức 3: Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 đồng (400 triệu) đến 800.000.000 đồng (800 triệu) thì mức án phí là 20.000.000 đồng (20 triệu) + 4% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng nhưng đến dưới mức 800 triệu đồng;

Mức 4: Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 đồng (800 triệu) đến 2.000.000.000 đồng (2 tỷ) thì mức án phí là 36.000.000 đồng (36 triệu) + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng nhưng đến dưới mức 2 tỷ đồng;

Mức 5: Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng (2 tỷ ) đến 4.000.000.000 đồng (4 tỷ) thì mức án phí là 72.000.000 đồng (72 triệu) + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng nhưng đến dưới mức 4 tỷ đồng;

Mức 6: Giá trị tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng (4 tỷ) thì mức án phí là 112.000.000 đồng (112 triệu) +0,1% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng.

Án phí dân sự nộp ghi người khởi kiện được tòa án chấp nhận đơn khởi kiện hoặc người có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được tòa án chấp nhận. Mức nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết.

Căn cứ để xác định giá trị tài sản tranh chấp được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm 1 đến điểm 5 như sau:
  1. Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
  2. Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
  3. Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;
  4. Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;
  5. Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm 1,2,3,4 để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.

Án phí chia tài sản chung khi ly hôn

chia tai san chung

Trong khi giải quyết ly hôn, mức án phí chia tài sản khi ly hôn là vấn đề mà các cá nhân quan tâm. Công ty Luật Multi Law với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình, tư vấn cho quý khách hàng án phí chia tài sản sau khi ly hôn.

1. Cách chia tài sản khi ly hôn

– Thứ nhất: Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau.

”1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  2. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  3. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  4. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  5. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Như vậy, để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:
+ Tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

+ Tài sản riêng của vợ, chồng:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

– Thứ hai: Trước khi cưới bạn có mua một mảnh đất và bố mẹ cho tiền để xây dựng nhà ở đây là tài sản riêng bố mẹ cho bạn trước khi kết hôn. Theo các quy định trên thì sau khi ly hôn tài sản đó vẫn là tài sản riêng của bạn vì nó được hình thành trước hôn nhân.

– Thứ ba: Về việc sau khi cưới vợ bạn có vay tiền để mua đồ dùng trong nhà…Đó là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì vậy sau khi ly hôn  số tiền nợ do hai người thỏa thuận trả nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Thứ tư: về thời điểm được tính là vợ chồng bắt đầu từ khi tổ chức đám cưới hay khi đăng ký kết hôn? Theo quy định của pháp luật thì thời điểm được tính là vợ chồng khi đăng ký kết hôn.

2. Án phí chia tài sản ly hôn

Theo quy định tại Điều 147  Bộ luật Tố tụng dân sự “4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn”.Theo đó, nếu bạn khởi kiện ly hôn chồng, bạn sẽ phải nộp án phí sơ thẩm. Mức án phí dân sự sơ thẩm bạn phải nộp là 200.000 đồng.

Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng bạn còn phải chịu án phí chia tài sản chung đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia.

Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Những dạng tranh chấp tài sản sau khi ly hôn thường gặp

tranh chap tai san

1: Tranh chấp xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Đối với những tài sản mà một bên cho rằng đó là tài sản riêng của bên nào thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Như vậy đối với những tranh chấp xác định tài sản riêng nguyên đơn trong vụ án cần phải đưa các chứng cứ chứng minh rằng tài sản đó thuộc sở hữu riêng hợp pháp của mình, nếu không chứng minh được thì đương nhiên đó là tài sản chung và chia theo nguyên tắc chung.

2:Tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng

Sau khi thực hiện xong thủ tục ly hôn không yêu cầu Tòa chia tài sản. sau đó các bên yêu cầu Tòa giải quyết chia tài sản chung thì Theo nguyên tắc tài sản của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên pháp luật cũng ghi nhận công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo dựng tài sản cũng như căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng mà phân chia tài sản vì vậy các bên phải có nghĩa vụ chứng minh được công sức tạo dựng tài sản đến đâu, chứng minh lỗi của bên vi phạm như thế nào, để dựa vào những cơ sở đó tòa án có sự phân chia công bằng,

3: Xác định khi tài sản chung vợ chồng chỉ đứng tên một người

Luật Hôn nhân và gia đình có quy định rõ về tài sản chung của vợ chồng, theo đó gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Luật cũng quy định “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”.

Như vậy, cả trong trường hợp nếu chỉ đứng tên một người mà không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì theo luật vẫn bị coi là tài sản chung. Thực tế, có rất nhiều trường hợp vợ/chồng được tặng, cho hoặc thừa kế riêng tài sản và họ không nhập tài sản này vào khối tài sản chung, nhưng vì họ không thể chứng minh được việc này thì đó vẫn là tài sản chung và phải được đem chia nếu có tranh chấp.

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, 
    hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và 
    thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại 
    khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
     tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

  1. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu 
    cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng
  2. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
     tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
     chung”

Tài sản chung của vợ chồng mà một bên tự xác lập giao dịch thì sẽ bị vô hiệu.

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình; quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba; sự an toàn trong giao dịch khi xác lập, thực hiện các giao dịch đối với tài sản chung của vợ chồng mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng, dự thảo Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi đã bổ sung quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp này.

Theo đó, việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên các giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định của Luật Hôn nhân gia đình về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp có đủ căn cứ xác định người thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ luật dân sự

Tuy nhiên, trong khi chờ sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình thì để tránh những rắc rối phát sinh trong phân chia tài sản vợ, chồng thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu việc đứng tên cả hai người là yêu cầu chính đáng và do luật định. Nếu tài sản trong hôn nhân chỉ đứng tên một người thì không những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp mà trong cả các giao dịch thường ngày (như chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp, tặng cho…). Đặc biệt, các cơ quan chức năng khi làm các thủ tục liên quan (nhất là chuyển nhượng) cần kiểm soát, xác minh chặt để tránh việc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người còn lại có quyền sở hữu/sử dụng chung