Người chồng có được đơn phương ly hôn?

don phuong ly hon

Khi yêu nhau, các cặp đôi thường có rất nhiều đề tài để trao đổi. Vậy nhưng, sau khi kết hôn, có thể do bận với công việc, con cái và các trách nhiệm đối nội đối ngoại khiến hai người không còn thời gian nói chuyện cởi mở với nhau như những ngày ban đầu hoặc vì bất kỳ lý do nào khác khiến họ muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này. Bài viết hôm nay sẽ tư vấn về quyền người chồng có được đơn phương ly hôn không và sự hạn chế trong việc thực hiện quyền này.

Chồng có được đơn phương ly hôn người vợ không?

Để có thể trả lời câu hỏi “chồng có được đơn phương ly hôn không?”, các bạn có thể tham khảo khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tại quy định này thể hiện rất rõ người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hay còn gọi là người chồng có quyền đơn phương ly hôn người vợ hay còn gọi trường hợp này là ly hôn theo yêu cầu của một bên, cụ thể trong trường này là yêu cầu xuất phát từ người chồng.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Thứ nhất, đơn xin ly hôn

Trong đơn ly hôn bạn cần trình bày các vấn đề như sau:

Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì?….

Về con chung (nếu có): Con tên gi? Sinh ngày nào? Có yêu cầu xin được nuôi con không? Yêu cầu cấp dưỡng của mẹ cháu như thế nào?

Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung nào? Yêu cầu giải quyết tài sản chung như thế nào?

Về nợ chung: Có nợ ai không? Có ai nợ vợ chồng bạn không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

Thứ hai, bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con)

Thứ ba, bản sao CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người vợ

Thứ tư, bản chính GCN đăng ký kết hôn

Nếu không có bản chính GCN đăng ký kết hôn thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

Thứ năm, các giấy tờ chứng minh về tài sản, như: GCN quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Chồng có bị hạn chế đơn phương ly hôn người vợ không?

Theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người chồng sẽ bị hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn của người chồng trong trường hợp trong trường hợp trên.

Trên thực tế, có những trường hợp đặc thù các bạn cần lưu ý như sau:

Trường hợp 1: Người vợ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn của người chồng như trên. Do đó, người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn

Trường hợp 2: Người vợ mang thai hộ cho người khác thì người vợ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn

Trường hợp 3: Người vợ nhờ người khác mang thai hộ thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn của người chồng. Do đó, người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn

Trường hợp 4: Người vợ nhận nuôi con nuôi đúng quy định pháp luật mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Tìm hiểu về điều kiện giành quyền nuôi con theo Luật

quyen nuoi con

Trong cuộc sống hôn nhân, vì nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau và duy trì quan hệ hôn nhân được nữa. Có lẽ đối với nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn thì việc được Tòa án công nhận quyền nuôi dưỡng con mình sau ly hôn là vô cùng quan trọng. Vậy, cần thỏa mãn điều kiện giành quyền nuôi con nào để được trực tiếp nuôi dạy con? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này của các bạn.

Tòa án căn cứ vào đâu để quyết định người trực tiếp nuôi con?

Điều kiện giành quyền nuôi con được căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Lưu ý: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con muốn ở với cha hoặc mẹ thì Tòa án sẽ cân nhắc để cháu được ở với người đó. Trên thực tế có nhiều trường hợp con muốn ở với mẹ nhưng vì mẹ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng con nên Tòa án quyết định để con cho người bố nuôi dưỡng.

Căn cứ nào để xác định bố hay mẹ phù hợp nuôi con hơn?

Khi quyết định người sẽ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con, Tòa án thường căn cứ vào các điều kiện về vật chất, tinh thần. Người nào phù hợp nhất với quyền lợi của con sẽ được ưu tiên nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế

Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng, mức độ ổn định công việc của người cha, người mẹ. Nếu như người cha, người mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp hoặc công việc đó có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Thứ hai, điều kiện tinh thần

Việc xem xét đến thời gian chăm sóc, nuôi dạy con của người cha, người mẹ cũng là một yếu tố quan trọng. Người cha, người mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, che chở từ cha mẹ.

Điều kiện để giành quyền nuôi con theo quy định mới nhất

quyen nuoi con

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp rất phổ biến khi hai vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án.  Vậy điều kiện để giành quyền nuôi con như thế nào? Pháp luật Việt Nam nêu rõ cả cha và mẹ đều có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn. Người trực tiếp nuôi dưỡng được quyết định theo hướng đảm bảo tốt nhất về điều kiện phát triển cho con cái.

Việc nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì ca mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ với con au khi ly hôn, cụ thể:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên…..

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;….

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện để giành quyền nuôi con

Muốn giành quyền nuôi con, cha/mẹ phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn người còn lại. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Cha/mẹ phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế;

+ Công việc ổn định;

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)…

Theo đó cha/mẹ phải có điều kiện về tài chính hơn so với người còn lại, mức thu nhập, nơi cư trú của cha/mẹ phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này cha/mẹ cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con cha/mẹ phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà cha/mẹ giành được cho con.

Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

Khi ly hôn và nếu có con chung, Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho bên cha hoặc bên mẹ có nghĩa vụ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Tuy nhiên quyết định này có thể bị thay đổi trong một số trường hợp. Cụ thể bên còn lại tiến hành thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn nếu có đủ các căn cứ theo quy định. Thủ tục này sẽ làm thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Căn cứ thay đổi quyền nuôi con

Khi cha, mẹ ly hôn, tất cả các vấn đề liên quan đến quyền và loại ích của con luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cũng là vấn đề nhằm bảo đảm cho lợi ích về mọi mặt của con. Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn được thực hiện trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định. Lúc này Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Lưu ý: Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Chủ thể có quyền yêu cầu

Nếu có căn cứ theo quy định thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Thủ tục giành quyền nuôi con

Thẩm quyền ra quyết định đối với thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn thuộc về Tòa án. Tòa án sẽ căn cứ trên những cơ sở được quy định mà ưu tiên là thỏa thuận của cha, mẹ trong việc thay đổi người nuôi con nhằm bảo đảm cho lợi ích về mọi mặt của đứa trẻ. Bên cạnh đó việc giành quyền nuôi con của bên còn lại cũng có thể được thực thi khi người được nhận quyền nuôi con trước đó không có khả năng đáp ứng về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con. Lúc này bên còn lại tiến hành làm đơn để yêu cầu Tòa án giải quyết. Quyết định được đưa ra sẽ dựa trên cơ sở của những căn cứ như trên.

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn có được hay không?

quyen nuoi con

Vấn đề nuôi con luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình ly hôn, vậy sau khi ly hôn thì sao? Sau khi có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con, cha hoặc mẹ có quyền giành lại quyền nuôi con của mình? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy có 2 trường hợp để “giành” lại quyền nuôi con sau khi ly hôn đó chính là cha mẹ thỏa thuận với nhau hoặc người đang nuôi con không còn đủ điều kiện.

Trong trường hợp thứ 2 thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Khi cha, mẹ hoặc các tổ chức cá nhân nêu trên có yêu cầu, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, đương sự phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi người nuôi dưỡng trực tiếp đang cư trú. Đương sự có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

Để có thể được giành quyền nuôi con, đương sự cần có chứng cứ chứng minh người đang nuôi dưỡng trực tiếp không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về sức khỏe, học tập, tinh thần…) và đương sự có đủ điều kiện để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con hơn người đó thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.

Một số khó khăn khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

don phuong ly hon

Tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Theo quy định trên thì vợ hoặc chồng đều có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn  khi thấy cuộc sống hôn nhân của mình không thể kéo dài. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn, bên kia không đồng ý, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp… Giải quyết được những vụ việc như thế, phải mất nhiều thời gian, công sức của đương sự và tòa án.

1/ Trường hợp 1: Bên khởi kiện không có các giấy tờ cần thiết theo quy định khi ly hôn:

Vấn đề thường gặp phải đối với ly hôn đơn phương là bên khởi kiện yêu cầu ly hôn thường không có giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật để nộp lên Tòa như: không giữa bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, không có CMND và Hộ Khẩu của bên kia, không có Bản sao Giấy khai sinh của con….

Trong trường hợp này, hướng giải quyết như sau:

+ Về Giấy đăng ký kết hôn: có thể đến UBND xã/phường nơi đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.

+ Về Giấy khai sinh của con: có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.

+ Về CMND hoặc Hộ khẩu của bên kia: Lưu ý Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc là Tòa án nhân dân huyện/quận nơi bị đơn cư trú. Do đó trong trường hợp không có CMND hoặc Hộ khẩu của bên kia, phải liên hệ liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi bị đơn đang cư trú để xin Giấy xác nhận cư trú của bị đơn.

2/ Trường hợp 2

Anh T cố tình gây “rắc rối” khi biết ý đồ của vợ mình ly hôn xong sẽ được gia đình lo xuất cảnh, nên anh ta tìm mọi cách kéo dài thời gian nhằm phá kế hoạch của vợ, theo kiểu “ăn không được phá cho hôi”.

Chị L – vợ anh T kể: “Tôi nộp đơn xin ly hôn cách đây hơn mười tháng, Tòa án đã thụ lý, mời các bên đến để viết lời khai và hòa giải. Tuy nhiên, các lần đầu tòa mời chỉ có tôi đến dự, dù anh T vẫn nhận được giấy mời của tòa. Những lần sau đó anh lại tiếp tục làm đơn gởi cho tòa qua đường bưu điện, xin phép vắng mặt. Sau một thời gian, cảm thấy không thể vắng mặt mãi, chồng tôi lại đến tòa làm các thủ tục viết bản khai, dự phiên hòa giải.

Tuy nhiên không biết đã được ai tư vấn, chồng tôi làm đơn yêu cầu chia tài sản chung là chiếc xe gắn máy tôi đang đi, tranh chấp với tôi việc xin nuôi đứa con chung bốn tuổi. Anh cho rằng, tôi sẽ xuất cảnh đem con đi nước ngoài nên muốn xin nuôi con.

Anh ấy còn khai ra các khoản nợ chung (do anh tự vay mượn của người thân, bạn bè) chỉ với năm triệu, mười triệu đồng dùng để chi xài sinh hoạt trong gia đình, để tòa án phải triệu tập các “chủ nợ” đến giải quyết với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, mà trong số đó, có người đang ở nước ngoài. Vụ việc từ đơn giản đã trở nên phức tạp, rối rắm nên kéo dài suốt hơn mười tháng, tòa vẫn chưa thể đưa vị án ra xét xử được!”.

Hướng giải quyết vụ việc này:

Trong trường hợp này, nếu người chồng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản chung, vấn đề nợ chung thì điều đầu tiên là phải yêu cầu người chồng đóng tạm ứng án phí cho những yêu cầu của mình.Hết thời gian Tòa yêu cầu phải đóng tạm ứng án phí, nếu người chồng không đóng thì Tòa án có nghĩa vụ tiếp tục giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương cho chị vợ.

Bên cạnh đó, việc chứng minh các khoản nợ đó có thực hay không cũng là một khó khăn, yêu cầu người chồng chứng minh, nếu không sẽ tách giải quyết bằng một vụ kiện khác, về sau.  Trên thực tế, ly hôn còn có những vướng mắc, phức tạp về tranh chấp, phân chia tài sản, nợ nần. Để việc giải quyết ly hôn được đơn giản, nhanh chóng, đương sự có thể tách ra, giải quyết việc ly hôn và con chung trước. Phần tài sản, nợ chung các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được, sẽ giải quyết bằng một vụ kiện khác, về sau.

Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản khi ly hôn

tranh chap tai san

1: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

  1. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  4. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
  5. “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”

Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

2: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”

Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

3: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”

Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

4: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”

Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

chia tai san ly hon

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những quan hệ tài sản chung, khi ly hôn bên cạnh vấn đề ly hôn cả hai bên thường có nhu cầu giải quyết vấn đề tài sản. Tư vấn chia tài sản khi ly hôn là việc luật sư hướng dẫn giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng theo các thủ tục mà pháp luật có quy định.

Trong vụ việc tiến hành thủ tục ly hôn, tòa án luôn tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng, trong đó có vấn đề chia tài sản. Trong trường hợp thỏa thuận không thành và các bên có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản sẽ được ghi nhận tại quyết định hoặc bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Nguyên tắc Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Khi tư vấn chia tài sản khi ly hôn chúng tôi dựa trên các nguyên tăc theo quy định của luật hôn nhân gia đình. Việc chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc sau:

– Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  1. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  4. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn đối với quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là tài sản giá trị và quan trọng đối với bất cứ ai, vì vậy các tranh chấp về chia tài sản vợ chồng cũng thường phát sinh từ quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 62 thì việc chia quyền sử dụng đất khi ly hôn được giải quyết như sau:

– Tư vấn chia tài sản khi ly hôn đối với Quyền sử dụng đất là tài sản riêng thì theo nguyên tắc tài sản của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

– Tư vấn chia tài sản chung đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung:
  1. a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

  1. b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
  2. c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
  3. d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
  4. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
Tư vấn chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân gia đình về việc chia tài sản vợ chồng đưa vào kinh daonh như sau: Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Văn bản phân chia tài sản

chia tai san chung

I: Văn bản phân chia tài sản

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền được chia tài sản chung, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết. Lưu ý, chia tài sản khi đang trong thời ký hôn nhân có bản chất khác với chia tài sản khi ly hôn và chia tài sản sau ly hôn.

Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản thì việc thỏa thuận bắt buộc phải lập thành văn bản. Văn bản phân chia tài sản sẽ là căn cứ pháp lý cho thấy sự phân chia tài sản chung của vợ chồng. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.

1: Văn bản phân chia tài sản không công chứng

Đối với những trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức thì văn bản phân chia tài sản của vợ chồng sẽ được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật. Nội dung văn bản phân chia tài sản bao gồm:

Lý do phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân;

Phần tài sản được phân chia;

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

Các nội dung khác (nếu có).

2: Văn bản phân chia tài sản có công chứng

Đối với những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức thì phải tuân thủ. Thường những tài sản có đăng ký sở hữu khi phân chia sẽ phải tiến hành thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền về công chứng. Đối với những tài sản này sau khi có sự phân chia hai bên vợ chồng phải tiến hành đăng ký cập nhật lại thông tin về tài sản ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu riêng của mình.

Ngoài ra đối với các văn bản phân chia tài sản khác, nếu các bên có yêu cầu công chứng thì sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật.

II: Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản

Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản sẽ được quy định như sau:

Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. (Ví dụ trong trường hợp văn bản phải công chứng thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng).

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Văn bản phân chia tài sản là một tài liệu quan trọng khi Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong thủ tục ly hôn.

Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng

tai san rieng

Xác định tài sản riêng của vợ chồng là căn cứ để phân chia tài sản khi ly hôn. Trong thực tế nhiều vợ chồng cũng muốn xác định rõ tài sản chung và riêng.

Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng

Dựa trên các quy định trên có thể xác định tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

Một, tài sản có trước khi kết hôn gồm:

– Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hai, tài sản có trong thời kỳ hôn nhân:

–  Tài sản được thừa kế riêng

–  Tài sản được tặng cho riêng

–  Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người

–  Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; bao gồm các loại tài sản sau:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.

– Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, có thể thấy việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng. Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 3 yếu tố trên.

Cách thức chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng

Về nguồn gốc của tài sản:

Phải xác định được tài sản đó có được bắt nguồn từ đâu:

+ Tài sản được tặng cho riêng cá nhân hay là được thừa kế

+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay không

+ Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa

Về thời điểm tạo lập tài sản:

Phải xác định được thời điểm cá nhân có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn.

Về nguyên tắc; tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng:

Yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng vẫn là “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng”. Hai yếu tố trên về: Nguồn gốc tài sản; thỏa thuận hợp pháp khác. Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau:

+ Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.

Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng được xác định là tài sản riêng của một bên vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký 1 trong 3 loại thỏa thuận nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi.

Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình). Do vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.