Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn tại địa phương khác nơi đăng ký kết hôn được không?

I. Quy định về trích lục đăng ký kết hôn

Theo quy đinh tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có giải thích về trích lục như sau:

“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ bản chính”

Theo đó có hiểu Trích lục đăng ký kết hôn là một loại giấy chứng nhận hộ tịch. Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng minh sự kiện đăng ký kết hôn của người đã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Giấy tờ này có giá trị pháp lý như giấy đăng ký kết hôn, do đó trích lục sổ đăng ký kết hôn thường được dùng thay thế cho giấy chứng nhận kết hôn trong một số trường hợp nhất định. Bản trích lục giấy chứng nhận kết hôn này cũng có thể được sử dụng trong thủ tục ly hôn nếu bản chính giấy đăng ký kết hôn bị mất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của trích lục như sau:

Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực:

–  Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

– Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã kỹ chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

II. Thẩm quyền trích lục giấy đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định tại điều 63 Luật hộ tịch năm 2014 về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký thì cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:

“Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch”

Đối chiếu những quy định trên thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản sao giấy khai sinh.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có giải thích như sau:

“Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật”

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Như vậy, bạn đăng ký kết hôn ở cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nào thì bạn đến cơ quan đó để xin trích lục giấy đăng ký kết hôn.

III. Xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký thì cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cẩu của Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Để được cấp bản sao trích lục giấy đăng ký kết hôn, người có yêu cầu có thể đến:

– Cơ quan quản lý cơ sở sở dữ liệu hộ tịch: Cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật (căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014)

– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

– Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp xã; cấp huyện, quận, thị xã; Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài theo khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch.

Như vậy, về nơi xin trích lục đăng ký kết hôn thì không bắt buộc cá nhân phải xin ở nơi đã đăng ký kết hôn trước đây.

Lưu ý:

– Với trường hợp thông thường là hai công dân Việt Nam, đăng ký kết hôn từ sau năm 1990 đơn thuần là mất hay thất lạc đăng ký kết hôn thì sẽ thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi cấp đăng ký kết hôn

– Với những trường hợp đặc biệt khi có yếu tố nước ngoài; đăng ký kết hôn từ khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1990; là đăng ký kết hôn nhưng địa giới hành chính thay đổi thì nên thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận

– Với những trường hợp không nhớ nơi đăng ký kết hôn; trường hợp rất phức tạp; từ những giai đoạn trước 1960 thì sẽ thực hiện tại Sở tư pháp tỉnh; thành phố thực hiện đăng ký kết hôn.