Điều kiện để dành quyền nuôi con sau ly hôn

Khi ly hôn, người khổ và thiệt thòi nhất không phải là vợ hoặc chồng mà chính là con cái (nếu có). Con cái cũng là mối quan tâm lớn nhất, để lại nhiều nỗi đau rai dẳng nhất cho cả hai vợ chồng khi ly hôn và sau khi ly hôn. Con cái cũng là người thực hiện bản án ly hôn của vợ chồng sau này.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về nguyên tắc và điều kiện để dành quyền nuôi con khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn như sau:

Thứ nhất:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;

Thứ hai:

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (tức Tòa án phải hỏi ý kiến của con);

Thứ ba:

Khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn cha mẹ có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con;

Thứ tư:

Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được, thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt tốt nhất cho con. Theo đó, các điều kiện nuôi con sẽ dựa vào 02 điều kiện mà cha mẹ phải chứng minh như sau:

+ Điều kiện về vật chất:

Ăn uống, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, học tập,… mà mỗi bên có thể dành cho con. Tòa án thường căn cứ vào thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ để xác định việc này. Nên người dành quyền nuôi con phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh;

+ Điều kiện về thời gian và tinh thần:

Dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, sự hi sinh vì con. Tòa án thường căn cứ vào nhân cách đạo đức, học vấn, công việc, thời gian và cách thức quan tâm, dạy dỗ con cái của cha mẹ. Người dành quyền nuôi con phải chứng minh thông qua người làm chứng, ý kiến của nhà trường, ý kiến của cơ sở y tế,…;