Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi vợ, chồng ly hôn được quy định như thế nào? Trường hợp một người muốn được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Con dưới 36 tháng tuổi thì ai là người có quyền trực tiếp nuôi con?
Gia đình là một tế bào của xã hội, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Chính vì vậy mà giữa cha, mẹ với con trong gia đình luôn có sự gắn bó chặt chẽ về tình cảm và trách nhiệm dù cha, mẹ có ly hôn hay không.
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng tiến hành thủ tục ly hôn thì phải thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thoả thuận được thì thực hiện theo quyết định của Toà án. Việc xác định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau dựa trên quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của quy định:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như thông tin đã cung được gia cấp khi con bạn đang dưới 36 tháng tuổi và sẽ được cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao các con cho ai nuôi:
Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh mình có đủ khả năng nuôi con theo các căn cứ vào những yếu tố sau:
Chứng minh về kinh tế : Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.
Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:
Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.
Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.