Giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn

Hỏi: Tôi và anh đã cưới nhau được 2 năm và có chung 1 cháu gái nhỏ năm nay được gần 1 tuổi. Tuy nhiên, từ sau khi kết hôn tôi mới biết được chồng tôi là người thế nào. Anh thường xuyên đi uống rượu với đám bạn, gần như đêm nào về nhà cũng đánh đập và nhục mạ tôi. Tôi đã làm đơn xin ly hôn lên Toà nhưng thời gian giải quyết phải tầm 4-6 tháng nữa.

Tôi và anh đã cưới nhau được 2 năm và có chung 1 cháu gái nhỏ năm nay được gần 1 tuổi. Tuy nhiên, từ sau khi kết hôn tôi mới biết được chồng tôi là người thế nào. Anh thường xuyên đi uống rượu với đám bạn, gần như đêm nào về nhà cũng đánh đập và nhục mạ tôi. Tôi đã làm đơn xin ly hôn lên Toà nhưng thời gian giải quyết phải tầm 4-6 tháng nữa.

… Bây giờ tôi rất muốn đưa con về nhà ngoại nuôi nhưng phía gia đình anh lại cương quyết không đồng ý. Tôi nên làm thế nào, mong luật sư tư vấn giúp tôi! (Nga , Hà Nội)

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, câu hỏi của bạn Luật sư của công ty Luật Multi Law xin được trả lời như sau:

Pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Tuy nhiên bạn có thể thỏa thuận với gia đình chồng về việc ai là người trực tiếp chăm sóc con trong thời gian chờ đợi Tòa án giải quyết vụ án ly hôn. Bạn cũng có thể nhờ tới các đoàn thể, tổ chức ví dụ tổ dân phố, hội phụ nữ…nhờ họ khuyên giải gia đình chồng giao con cho mẹ chăm sóc vì cháu còn quá nhỏ, rất cần có sự chăm sóc của người mẹ.

Bởi pháp luật Việt Nam rất có tình nên đương nhiên sẽ ưu tiên quyền lợi của trẻ nhỏ. Con bạn có quyền và nên được sống với người có khả năng chăm sóc cho cháu tốt hơn. Cân nhắc giữa bạn và người chồng của bạn (với những thói quen có hại và thực tế là anh ta không giúp được nhiều trong việc chăm sóc con còn nhỏ) thì bạn có lợi thế hơn rất nhiều.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng chồng (hoặc gia đình chồng) ngược đãi cháu bé, bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời  tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) là “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” theo quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII”Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự

“1.2. Chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cá nhân, cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 này mới có quyền yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS:

Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Toà án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của đương sự;”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi, nếu còn khó khăn gì bạn hãy cứ mạnh dạn liên hệ theo đường dây nóng để được giúp đỡ tư vấn kịp thời.