Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hợp đồng dịch vụ là gì?

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015

– Luật thương mại năm 2005

2. Hợp đồng mua, bán hàng hoá là gì?

2.1. Định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa

Từ khái niệm hợp đồng thương mại và khái niệm hoạt động mua, bán hàng hoá có thể hiểu hợp đồng mua, bán hàng hoá như sau:

Hợp đồng mua, bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với tổ chức, cá nhân khác, theo đó bên bản giao hàng hoá cho bền mua và nhận thanh toán, còn bên mua nhận hàng hoá và thanh toán cho bên bản.

Hợp đồng mua, bán hàng hoá thực chất là phương tiện để các thương nhân thực hiện hoạt động thương mại. Đe tiến hành các hoạt động thương mại, các thương nhân giao kết hợp đồng ghi nhận toàn bộ nội dung hoạt động mua, bán hàng hoá của mình. Hình thức của hợp đồng mua, bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Một số trường hợp pháp luật quy định phải được lập thành văn bản như hợp đồng mua, bán hàng hoá quốc tế, hợp đổng mua, bán nhà ở..

2.2. Nội dung của hợp đồng mua, bán hàng hoá

Cũng như nội dung của mọi loại hợp đồng, nội dung của hợp đồng thương mại gồm quyền và nghĩa vụ các bên được quy định cụ thể tại Mục 2, Chương II Luật Thương mại như sau:

>> Xem thêm:  Dân chủ là gì ? Quyền dân chủ là gì ?

Quyền và nghĩa vụ của bên bán

– Nhận thanh toán: Bên bán nhận thanh toán theo đúng giá cả, giá trị, phương thức và thời gian, địa điểm đã thoả thuận hoặc theo quy định cùa pháp luật. Đây là quyền cơ bản của bên bán tương ứng với nghĩa vụ của bên mua và được bảo đảm bởi việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên mua.

– Giao hàng hoá: Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên bán, theo đỏ cần:

+ Giao đúng đối tượng: Đối tượng của hợp đồng là nội dung không thể thay thế, nghĩa là các bên phải thực hiện đúng đối tượng, không thay thế bằng một đối tượng khác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận.

+ Giao hàng hoá đúng số lượng: Theo thoả thuận trong hợp đồng, trường hợp người bán giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nếu khồng có thoả thuận khác mà hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng, không xác định thời hạn giao hàng cụ thể hoặc thời hạn giao hàng vẫn còn thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khác phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. Nếu bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.

+ Giao hàng hoá đúng chất lượng: Theo thoả thuận trong hợp đồng, trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thi hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hoá cùng chủng loại; không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; không bảo đảm chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đẵ giao cho bên mua hoặc không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức thông thường.

+ Giao hàng hoá đúng thời hạn: Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoà thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thòi điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Trường họp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn họp lý sau khi giao kết hợp đồng; trường hợp giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng.

+ Giao hàng hoá đúng địa điểm: Bên bán có nghĩa vụ giao đúng địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp không cỏ thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng là noi có hàng hoá là vật gắn liền với đất đai; địa điểm nơi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên; kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá trong trường hợp hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá mà vào thời điểm giao kết hợp đồng các bên biết được địa điểm đó hoặc tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua, bán.

+ Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá mua, bán và chuyển giao sở hữu cho bên mua: Nêu pháp luật không có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyên giao. Bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hoá đã bán không bị tranh chấp hoặc khởi kiện bởi bên thứ ba, đảm bảo sự hợp pháp của hàng hoá và việc chuyển giao hàng hoá.

Ngoài ra bên bán có nghĩa vụ bảo hành hàng hoá: Trường hợp hàng hoá có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thoả thuận và phải chịu chi phí về việc bảo hành, trừ trường họp có thảo thuận khác.

>> Xem thêm:  Quyền nuôi con và sở hữu tài sản khi ly hôn?

Quyền và nghĩa vụ của bên mua

– Nhận hàng hoá: Đây là quyền cơ bản của bên mua, theo đó bên mua nhận hàng hoá theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý giúp bên bán giao hàng. Quyền này của bên mua được đáp ứng bởi việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của bên bán.

– Thanh toán: Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua, theo đó bên mua cần:

+ Thanh toán đúng giá cả và phương thức: Theo thoả thuận trong hợp đồng, trường hợp các bên khồng thoà thuận về giá hàng hoá mà cũng không thoả thuận về phương pháp xác định giá, không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua, bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

+ Thanh toán đúng địa điểm: Theo thoả thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán; địa đỉểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thảnh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

+ Thanh toán đúng thời hạn: Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoả mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

3. Hợp đồng dịch vụ là gì?

3.1. Định nghĩa hợp đồng dịch vụ

Từ khái niệm hợp đồng thương mại và khái niệm hoạt động cung ứng dịch vụ có thể hiểu hợp đồng dịch vụ như sau:

Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với tổ chức, cả nhân khác, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê địch vụ và nhận thanh toán, còn bên thuê dịch vụ sử dụng kết quả công việc và thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đông dịch vụ là phương tiện để các thương nhân thực hiện hoạt động thương mại thông qua việc ghi nhận toàn bộ nội dung hoạt động dịch vụ của mình. Hình thức của hợp đồng dịch vụ bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Một số loại hợp đồng dịch vụ phải được lập thành văn bản như hợp đông dịch vụ trung gian thương mại, đại diện cho thương nhân

>> Xem thêm:  Thủ tục thanh lý hợp đồng thương mại và cách soạn hợp đồng thương mại

3.2. Nội dung của hợp đồng dịch vụ

Nội dung của hợp đồng dịch vụ thể hiện bằng quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định tại Mục 2, Chương III Luật Thương mại năm 2005 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

– Nhận thanh toán: Đây là quyền cơ bản của bên cung ứng dịch vụ được đáp ứng bởi việc thực hiện nghĩa vụ tương ứng của bên thuề dịch vụ là nghĩa vụ thanh toán.

– Thực hiện công việc: Đây là nghía vụ cơ bản của bên cung ứng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện đúng công việc với số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm phù họp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trường hợp họp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó bằng nỗ lực và khả năng cao nhất của mình. Trường hợp không thòa thuận về thời gian thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu dịch vụ chưa hoàn thành sau khi hết thời hạn mà khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, bên cung ứng dịch vụ còn có nghĩa vụ bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc; giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ; hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ, nếu theo thỏa thuận hoặc dựa vào tình hình cụ thể, một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng-tiến hành hoặc phối hợp tiến hành.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ

– Nhận và sử dụng kết quả công việc: Bên thuê dịch vụ được quyền nhận và sử dụng dịch vụ tương ứng với nghĩa vụ thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ.

– Thanh toán: Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên thuê địch vụ (khách hàng), trường hợp các bềh không thoả thuận về. giá dịch vụ, về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Ngoài ra, trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thỉ thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành.

Ngoài ra, bên thuê dịch vụ (khách hàng) còn có nghĩa vụ cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hạy gián đoạn; hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp; điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ, nếu một dịch vụ do nhiều bên cung ứng để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.