I. Khi hai vợ chồng ly hôn ai là người phải trả nợ ngân hàng?
1. Nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng:
Trong trường hợp của hai vợ chồng đứng ra vay tiền ngân hàng để xây nhà và sau khi vợ chồng ly hôn thì ai là người phải có trách nhiệm trả nợ ngân hàng. Khi hai vợ chồng cùng đứng ra vay tiền thì khi ly hônkhoản nợ ngân hàng sẽ là nợ chung của vợ chồng. Như vậy vợ chồng có trách nhiệm liên đới đến việc trả nợ cho Ngân hàng.
Căn cứ theo điều 37, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy: Nợ chung của vợ chồng thì vợ chồng có nghĩa vụ phải trả nợ. Ngoài ra vợ chồng còn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung và nợ chung. Về nợ chung ngân hàng, khi ly hôn trả nợ ngân hàng là việc của hai vợ chồng phải trả vì trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng đã có việc vay nợ từ ngân hàng.
2. Giải đáp về thời gian Tòa án giải quyết ly hôn?
Theo quy định tại Điều 191 Luật tố tụng dân sự 2015 về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, thì Tòa án phải xem xét để ra một trong các quyết định như trên, trong đó có việc tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.
Và theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:
“Điều 195. Thụ lý vụ án
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.”
Như vậy, sau khi tiến hành thụ lý vụ án thì Tòa án phải gửi giấy báo nộp tiền tạm ứng phí.
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật trên thì:
“Điều 196. Thông báo về việc thụ lý vụ án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án…..”
Như vậy, sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày bạn nộp biên lai tiền tạm ứng phí thì Tòa án có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho bạn về việc giải quyết ly hôn.
Nếu Tòa án vi phạm thời gian giải quyết như trên, bạn có quyền được thực hiện việc khiếu nại trực tiếp đối với Tòa án, để yêu cầu cơ quan này thực hiện theo đúng thời gian giải quyết được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Ly hôn ai sẽ trả nợ ngân hàng? Phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn?
Tại khoản 5 điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“….5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy, ở thời điểm này, di chúc miệng của mẹ bạn đã không còn giá trị. Nếu từ thời điểm mẹ bạn mất đến thời điểm hiện tại chưa quá 10 năm thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa để chia di sản thừa kế của mẹ bạn theo pháp luật vì đó là di sản thừa kế chưa chia. Vì theo quy định tại điều 623 BLDS thì:
Điều 623.Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…..
Nếu đã quá thời hạn 30 năm thì bạn có thể khởi kiện chia tài sản chung của các đồng thừa kế đối với di sản chưa chia của mẹ bạn. Từ khi mẹ bạn mất, di chúc bị vô hiệu, chưa hề có thỏa thuận của các đồng thừa kế về việc chia di sản này nên việc vợ chồng bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ bản là không đúng. Các đồng thừa kế hoàn toàn có quyền kiện để hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Thủ tục nhận nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?
Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vậy muốn giành quyền nuôi con, anh phải chứng minh chị ý không có điều kiện nuôi con và những điều kiện về vật chất và tinh thần anh hoàn toàn đủ. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:
– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn đinh (nhà ở hợp pháp)
– Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Theo đó Anh phải có điều kiện về tài chính, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này Anh cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),… Đông thời kèm theo căn cứ về việc Chị ý không đủ khả năng nuôi con.
Như vậy, để giành quyền nuôi con Anh phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà Anh giành được cho con.