Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc – Có ly hôn được không?

Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc không kết hôn thì có phải thực hiện thủ tục ly hôn hay không ? Hồ sơ ly hôn cần có những giấy tờ pháp lý nào ? … Mọi vướng mắc pháp lý sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp chi tiết

I. Không có giấy đăng ký kết hôn bản gốc – Có ly hôn được?

Không có giấy đăng ký kết hôn vẫn làm đơn ly hôn được. Muốn có giấy đăng ký kết hôn để làm hồ sơ ly hôn chị bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi chị bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao. Và trong hồ sơ cần ly hôn cần nêu rõ vì sao không có giấy đăng ký kết hôn gốc, trong quá trình Tòa án giải quyết sẽ yêu cầu chồng chị nộp bản giấy đăng ký kết hôn gốc.

Ngoài ra, nếu chồng hoặc giữ một số giấy tờ khác như:

+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi anh chị bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng anh, người vợ là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này người có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

+ Về khai sinh: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi chị bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.

Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, người vợ có thể nói rõ về chuyện cố tình gây khó của chồng cho các cơ quan chức năng, kể cả Tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ chị bạn. Khi nộp đơn cho Tòa án, nếu vẫn thiếu giấy tờ nào đó theo yêu cầu của tòa án mà người vợ hoặc chồng không thể bổ sung được thì một trong 2 người cứ xin tòa nhận đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu người chồng bổ sung sau.

Nơi giải quyết: Tòa án Nhân dân cấp Quận

– Theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chồng (điểm a khoản 1 Điều 39, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 )
Hoặc
– Giữa vợ và chồng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của chị bạn giải quyết ( điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

II. Quyền chăm sóc con sau khi ly hôn ?

Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

III. Xin cấp lại quyết định ly hôn như thế nào ?

Phải xuất trình trích lục Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị mất giấy xác nhận ly hôn thì phải đến Tòa án để xin trích lục Quyết định ly hôn.

Việc cấp trích lục bản án, quyết định của tòa là quyền của đương sự được quy định tại Điểm 21 Điều 70 bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Khi có nhu cầu trích lục bản án, quyết định của Tòa án thì đương sự phải gửi đơn đến Tòa án nơi đã ra bản án, quyết định đó để được cấp bản trích lục. Trong đơn cần nêu rõ tên vụ án/việc, số và ngày bản án hoặc quyết định. Tòa án nơi đã ra bản án, quyết định đó sẽ cấp trích lục bản án/ quyết định đó.