Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chuyển giao không?

I. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là gì ?

Quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật quy định một trong những điều kiện cần thiết làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng là một người trong số những người có quan hệ gia đình là người chưa thành niên, người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu trong cuộc sống mà không được trực tiếp nuôi dưỡng bởi một người nào khác. Vì vậy khi điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng không còn tồn tại thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt.

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong các trường hợp sau:

1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động;

2) Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình;

3) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

4) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

5) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

6) Bên được cấp dưỡng khi li hôn đã kết hôn với người khác;

7) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

II. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chuyển giao cho người khác không?

1) Cha, mẹ là người cấp cấp dưỡng đối với con khi li hôn: nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài để tự nuôi mình thì cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con;

2) Con là người cấp dưỡng đối với cha mẹ: Con đã thành niên không chung sống với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3) Anh, chị, em là người cấp dưỡng cho nhau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dương cho con thì anh, chị đã thành niên không chung sống với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản tự nuôi mình hoặc em đã thành niên khong có khả năng lao động và không có thài sản để tự nuôi mình. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

4) Ông bà nội, ông bà ngoài là người cấp dưỡng cho cháu; Cháu là người cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại khi:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại không chung sống với cháu, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng là cha, mẹ, anh, chị em ruột.

+ Cháu đã thành niên không chung sống với Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội ngoại khi Ông bà không có tài sản riêng để tự nuôi sống mình và không có khả năng lao động cũng như không có những người cấp dưỡng trực tiếp phía trên.

5) Vợ chồng là người cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn: Khi ly hôn, nếu một bên gặp khó khan, túng thiếu thật sự, thì biên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình;

6) Người cấp dưỡng có thể là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng, nhưng nếu người này trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì pháp luật yêu cầu bắt buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cụ thể về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong các rường hợp một người cấp dưỡng cho nhiều người và nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người. Mức cấp dưỡng thông thường do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Nghĩa vụ của người cấp dưỡng sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi sống mình;

Người cấp dưỡng đã được người khác nhận làm con nuôi hoặc trở về sống chung do người cấp dưỡng trực tiếp nuôi dưỡng;

Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

Người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn nay đã kết hôn với người khác;

Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

III. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân hiện nay?

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn kết hôn;

– Các trường hợp khác theo quy định của luật.

IV. Một người có thể cấp dưỡng cho nhiều người hoặc ngược lại không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì một người có thể cấp dưỡng cho nhiều người và nhiều người có thể cấp dưỡng cho một người. Cụ thể:

Điều 108. Một người cấp dưỡng cho nhiều người

Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 109. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người

Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

V. Mức cấp dưỡng và thay đổi mức cấp dưỡng:

Mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

VI. Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghị vụ cấp dưỡng?

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.