Tư vấn về nghĩa vụ trả nợ và phân chia tài sản khi ly hôn

Nội dung tư vấn: Thưa luật sư em muốn tư vấn một số vấn đề, thứ nhất : Ba mẹ kết hôn gần 40 năm, khoảng 10 năm nay, ba em đi làm ăn có vay một khoản tiền lớn. Ban đầu, mẹ em tin tưởng do làm ăn thất bại nhưng khi tìm hiểu kỹ thì mẹ em phát hiện ba em có 2 đứa con riêng trong thời gian đi làm ăn 10 năm này. Khoảng 6 năm trước, mấy chủ nợ kiện ra tòa, chưa xét xử nhưng tòa đã áp dụng biện pháp kê biên khẩn cấp tạm thời.
Trong mấy khoản nợ đó mẹ e chỉ biết duy nhất 1 người thôi (trong 5 người kiện), mà khoản nợ mẹ em biết thì mẹ em hỏi mượn cho ba em đi làm ăn. Cho em hỏi : khi ly dị cho ba em vi phạm luật hôn nhân gia đình, nếu ba em chịu ra đi bằng tay trắng có được không ạ? Thứ hai: 4 người con có được chia tài sản không? Hiện 3 người đã tách hậu khẩu hơn 10 năm, chỉ còn 1 người con chung hộ khẩu với ba mẹ. Em chân thành cám ơn.

 

a 25CC 2581n 2Bphi 25CC 2581 2Bly 2Bho 25CC 2582n
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất về nghĩa vụ trả nợ, căn cứ quy định tại điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;…”
Cũng tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện là:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy, nếu việc vay mượn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, xây dựng kinh tế, sửa chửa nhà cửa, chăm lo cho con cái… dù chỉ có bố chị đứng tên vay mượn thì mẹ chị cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn. Còn trong trường hợp bố chị dùng vào mục đích riêng mà có thể chứng minh thì mẹ chị không có trách nhiệm trả khoản nợ chung với bố.
Tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng thì do bố mẹ chị tự thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của bố chị.
Thứ hai, việc bố chị có con riêng với người phụ nữ khác có được xem xét là bằng chứng của việc chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác trong thời kỳ hôn nhân và vi phạm luật hôn nhân gia đình. Về xử lý hành vi chung sống như vợ chồng, chúng tôi đã tư vấn qua bài viết “Xử phạt đối với hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ”. Tuy nhiên, việc bố chị vi phạm không đương nhiên mất quyền phân chia tài sản khi thực hiện thủ tục ly hôn.
Thứ ba, về phân chia tài sản khi ly hôn. Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:
”1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Như vậy, để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, nếu bố mẹ chị tự thỏa thuận được phân chia tài sản thì sẽ tuân theo thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được sẽ dựa theo quyết định của tòa án.
Thứ tư về vấn đề chia tài sản cho con cái khi ly hôn, hiện nay pháp luật Hôn nhân và gia đình không quy định cha mẹ khi ly hôn phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha, mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha, mẹ có thể thỏa thuận về việc chia tài sản cho con.