Quy định về việc hưởng chế độ thai sản theo pháp luật.

I. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định

Đối tượng được áp dụng chế độ thai sản theo Điều 30 luật bảo hiểm xã hội 2014 là người lao động bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thười hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thhạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

II. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định

Theo khoản 1  điều 31 luật bảo hiểm xã hội thì điều kiện hương thai trong các trường hơp sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Theo khoản 2 điều 31 luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

– Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Ví dụ, chị A sinh con vào tháng 01 năm 2022 thì tính từ thời điểm tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022 chị A phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất là 06 tháng (chẳng hạn từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 07 năm 2021 hoặc từ tháng 04 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021) thì mới đáp ứng được điều kiện là đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Theo khoản 3 điều 31 luật bảo hiểm xã hội 2014 thi:

– Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc khi mang thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Ví dụ chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021, chị đang mang thai và dự sinh vào tháng 07 năm 2022 nhưng tháng 12 năm 2021 chị phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy, trong vòng 12 tháng trước khi sinh là từ tháng 07/2021 đến tháng 07/2022 thì chị A đã tham gia bảo hiểm xã hội được 05 tháng trên tổng số 22 tháng chị đã đóng BHXH là đủ điều kiện được hưởng.

– Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản như hai mục trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng các chế độ về thời gian hưởng chế độ sinh con, thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản như luật định.

III. Thời gian được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, khi nhận nuôi con nuôi:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

Được 05 ngày làm việc;07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 luật bảo hiểm xã hội 2014; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật 34 luật bảo hiểm xã ội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều luật bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 luât bảo hiểm xã hội tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

IV. Mức tiền được hưởng chế độ thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi

Theo điều 39 luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con (Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).

V. Hồ sơ cần nộp, thời gian nộp, thời hạn giải quyết hồ sơ cho chế độ thai sản:

1. Hồ sơ cần nộp:

– Trường hợp lao động nữ sinh con: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con; Bản sao giáy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh; Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.

– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh trai: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú; Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì bổ sung thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, nếu không thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

– Trường hợp lao động nam hoặc chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; Trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

2. Thời gian nộp, thời hạn giải quyết hồ sơ:

– Thời gian nộp hồ sơ không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ là 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.