Ly hôn đôi lúc là một quyết định sau một thời gian suy nghĩ, xem xét, đánh giá, nhưng cũng có những quyết định ly hôn mà xuất phát từ sự bốc đồng. Người ta nộp đơn xin ly hôn xong, hoàn thành việc nộp tiền tạm ứng án phí xong thì lại tiến hành rút lại đơn vì gia đình đã đoàn tụ. Vậy trường hợp này, liệu có được rút lại tạm ứng án phí hay không?

Căn cứ:

Luật dân sự 2015

Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

Nội dung tư vấn:

1: Khi nào thì đương sự có quyền rút đơn xin ly hôn?

Hôn nhân là  nấm mồ của tình yêu. Nhiều cặp đôi lựa chọn việc kết thúc mối quan hệ vợ chồng sau một thời gian chung sống. Họ quyết định gửi đơn ly hôn lên Tòa và chờ Tòa án ra quyết định. Nếu là thuận tình ly hôn, Tòa sẽ công nhạn thuận tình ly hôn, nếu là đơn phương ly hôn, Tòa ra quyết định đơn phương ly hôn.

Thực tế cho thấy, nhiều lúc họ đâm đơn ly hôn chỉ vì quyết định quá vội vàng, chưa nghĩ kỹ càng về những hệ quả sau đó. Dự đoán được những trường hợp này, Tòa án cho phép nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án. Cụ thể được quy định tại Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
  1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
  2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, rõ ràng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.  Bởi vậy, khi có sự quyết định lại thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn và Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Tùy vào thời điểm rút đơn mà sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi nguyên đơn thực hiện quyền rút đơn.

Trường hợp 1: Rút đơn trước khi phiên tòa xét xử diễn ra

Căn cứ tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn, Thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án. Cụ thể hóa như sau:

Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
  2. c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

Nếu yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được rút hoặc chỉ rút một phần thì khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án sẽ đình chỉ phần yêu cầu của người này. Những phần không được rút sẽ vẫn được giải quyết.

Trường hợp 2: Rút đơn trong khi phiên tòa xét xử diễn ra

Trường hợp này ít xảy ra hơn tuy nhiên, không phải là không có. Khi phần bắt đầu phiên tòa, một trong những thủ tục quan trọng đó là Thẩm phán sẽ việc hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không? Lúc này, dựa vào nhu cầu của nguyên đơn mà nguyên đơn có thể yêu cầu rút đơn ly hôn. Cụ thể được quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
  1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
  2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

Như vậy, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi rút đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.

2: Có được rút tiền tạm ứng án phí hay không?

Nạp tiến tạm ứng án phí là nghĩa vụ của nguyên đơn khi có yêu cầu giải quyết các tranh chấp, căn cứ theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
  1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

Như vậy, rõ ràng, việc tạm ứng án phí là nghĩa vụ khi có yêu cầu giải quyết đến Tòa án. Và đây cũng là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn cho nguyên đơn. Mức án phí được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 theo đó quy định mức tạm ứng án phí trong vụ án ly hôn được chia theo hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu không có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = mức án phí (300.000 đồng).
Trường hợp 2: Nếu có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = 50% mức án phí. Trong đó, mức án phí có giá ngạch được ban hành cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 326.

Trường hợp vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng bình thường.

Và nguyên đơn được phép nhận lại tiền tạm ứng án phí căn cứ tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn. Cụ thể:

Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
  3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
  4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, khi rút đơn ly hôn thì sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.