Sau khi ly hôn chồng phải có nghĩa vụ với vợ không?

Sau khi ly hôn chồng phải có nghĩa vụ với vợ không?

I. Tài sản sau hôn nhân do ai làm ra được thì của người đó, không thành tài sản chung

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của bợ chồng như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định này, tất cả những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trừ những tài sản được xác định là tài sản riêng.

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ sau ly hôn của vợ chồng về tài sản riêng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm :

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Do đó, sau khi kết hôn hai vợ chồng nên lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để xác định rõ ràng đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng.

Vì pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân nên trong quá trình chung sống, sẽ có những tài sản mới được hình thành mà cả vợ và chồng sẽ không dự liệu trước được. Nếu hai bên không kịp lập biên bản thỏa thuận rằng tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.

II. Không giành quyền nuôi con

Điều 88, Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định :

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

“Điều 93. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Theo quy định này, nêu người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là con chung của vợ chồng.

1. Nghĩa vụ sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

III. Trường hợp mình xin tinh trùng của người khác chứ không phải của mình

Đặt trường hợp mình xin tinh trùng của người khác chứ không phải của mình, vậy sau này sẽ có những rắc rối hay phiền phức gì nếu có tranh chấp quyền nuôi con xảy ra hay không? (nếu xét nghiệm ADN sẽ không phải con mình)

Ngoài ra, mình cũng đang suy xét một trường hợp khác, là:

– Để đỡ rắc rối sau này, nếu mình cứ kết hôn, làm tiệc cưới bình thường, nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn thì có được hay không? Có ảnh hưởng gì đến tài sản – quyền nuôi con không? Con sinh ra thì có làm được giấy khai sinh không? Và nếu trường hợp không đăng ký kết hôn thì có cần làm hợp đồng gì để bảo vệ quyền lợi đôi bên không? Ngoài ra, nếu có những gì khác cần lưu ý, xin vui lòng chia sẽ với mình nhé.

Trong trường hợp xin tinh trùng người khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 quy định: Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra. Tuy nhiên, trường hợp này nếu không đăng ký kết hôn thì con sinh ra cũng không được xác định là con của 2 người.

Thứ nhất, theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

Thứ hai, nếu Qúy khách không tiến hành đăng ký kết hôn thì không phát sinh quan hệ hôn nhân, tài sản không cần thỏa thuận về tài sản riêng. Đáp ứng mong muốn của Qúy khách Tài sản do ai làm ra được thì của người đó.

Thứ ba, con sinh ra vẫn được làm giấy khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch 2014;

IV. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh 

Theo Điều 24 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú để con mang họ cha được tiến hành như sau (khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP):

“…

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.