I. Thay đổi họ tên con sau ly hôn mà chưa được sự đồng ý của người trực tiếp nuôi dưỡng?
Điều kiện thay đổi tên con sau ly hôn
Điều 27 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 quy định về Quyền thay đổi tên con sau ly hôn như sau:
“Điều 27.Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.”
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên con sau ly hôn của vợ chồng trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Ngoài ra, Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:
“Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”
Theo đó việc ông bà nội ông bà nội lấy giấy khai sinh bản gốc, giấy chuyển khẩu của con trai bạn để chuyển đến Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội là không đúng.
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”.
Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt. Vì vậy, việc yêu cầu đổi họ tên cho con sau ly hôn theo yêu cầu của một bên là đều phải được sự đồng ý của bên còn lại. Trường hợp thay đổi tên con sau ly hôn không được bên còn lại đồng ý là trái pháp luật
Như vậy, dựa vào các quy định trên việc gia đình nhà nội đã thay đổi tên con sau ly hôn mà chưa được sự đồng ý của một trong hai bên là hành vi trái pháp luật. Do đó việc đổi tên con sau ly hôn sẽ không được công nhận.
Quyền nuôi con
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
II. Tranh chấp xác định tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn ?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại Điều 43 quy định:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Pháp luật đã có quy định về việc xác định tài sản riêng của vợ chồng, tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều tranh chấp xảy ra khi thực hiện thủ tục ly hôn, trong đó tranh chấp về việc xác định tài sản riêng của vợ chồng là rất phổ biến. Một bên cho rằng tài sản đang có tranh chấp đó là tài sản riêng của mình, nhưng bên còn lại hoàn toàn phản đối, giải quyết vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình tại Khoản 3 Điều 33 quy định: ” Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Đây được coi là nguyên tắc khi xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Theo như quy định này, về nguyên tắc tài sản đang có tranh chấp được coi là tài sản chung của vợ, chồng, muốn được xác định tài sản đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì người vợ hoặc người chồng đó phải cung cấp được các tài liệu chứng minh tài sản đó thuộc tài sản riêng của mình. Nếu không thể cung cấp bất kỳ tài liệu hoặc sự chứng minh đó không thuyết phục, không có căn cứ thì tài sản đó là được coi là tài sản chung và được chia theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng.
III. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn ?
– Vợ chồng bạn đều muốn ly hôn:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cho hai bạn. Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại điểm h khoản 2 Điều 39 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
“h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Dẫn chiếu đến Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân:
“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Như vậy, khi vợ chồng bạn ly hôn thuận tình thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của vợ chồng bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú: có thể là đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú hoặc nơi làm việc khi vợ chồng bạn có thỏa thuận lựa chọn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả hai vợ chồng.
– Vợ hoặc chồng muốn ly hôn đơn phương từ một bên:
Căn cứ Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì khi ly hôn mà có tranh chấp về con chung, tài sản chung thì thuộc một trong các trường hợp những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ theo đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân; Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn không thuận tình ly hôn, có nghĩa là vợ hoặc chồng làm đơn ly hôn đơn phương. Cụ thể: khi vợ là nguyên đơn (người làm đơn khởi kiện) thì vợ phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng cư trú (có thể là đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú) hoặc chồng làm việc. Ngược lại, chồng là người làm đơn ly hôn thì phải nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi vợ cư trú hoặc làm việc.
Từ những phân tích trên, bạn có thể nộp đơn ly hôn ở Tòa án ở quê bạn khi và chỉ khi bạn và chồng bạn đều mong muốn ly hôn. Ngược lại, trong trường hợp chỉ có mình bạn muốn ly hôn thì bạn phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc để yêu cầu giải quyết.
IV. Muốn ly hôn khi chồng đang đi nghĩa vụ quân sự có được không ?
ĐIều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định Ly hôn theo yêu cầu của một bên:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dào, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trừơng hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp yêu cầy ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng là hôn nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh.
– Vợ chồng không chung thủy với nhau như quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục quan hệ ngoại tình.
Đời sống chung không thể kéo dài là tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn trên.
Trường hợp thực tế đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau được coi là đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân không đạt được là trường hợp không còn tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Nếu bạn không có căn cứ về việc chồng bạn vi phạm quyền và nghĩa vụ trong đời sống hôn nhân thì không thể yêu cầu việc ly hôn. Việc bạn không dung hòa được cuộc sống với nhà chồng không thể là căn cứ để bạn tiến hành đơn phương ly hôn được.
V. Tư vấn về quyền được nuôi con sau khi ly hôn ?
– Điều kiện để được ly hôn đơn phương. Căn cứ theo khoản 1 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, theo thông tin chị cung cấp, do chồng chị có hành vi bạo lực với chị nên chị hoàn toàn có đủ điều kiện để nộp đơn xin ly hôn đơn phương.
– Thủ tục nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương bao gồm:
– Chứng minh thư nhân dân của hai vợ chồng (bản sao)
– Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)
– Giấy đăng ký kết hôn (Bản gốc)
– Giấy khai sinh của các con (bản sao)
– Đơn xin ly hôn
Do chị chỉ có sổ hộ khẩu mà không có những giấy tờ khác, cho nên chị cần tới UBND cấp xã nơi chị đăng ký HKTT để xin bản trích lục cho những giấy tờ trên. Sau đó nộp những giấy tờ này lên Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi chồng chị có HKTT.
– Về quyền được nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ theo điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”