Thủ tục ly hôn nhanh có yếu tố nước ngoài hiện nay
Khái niệm ly hôn nhanh có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, quan hệ vợ chồng có các yếu tố kể sau đều được coi là ly hôn có yếu tố nước ngoài:
- Vợ hoặc chồng là người nước ngoài;
- Vợ và chồng là người Việt Nam nhưng ly hôn khi vợ/chồng đang ở nước ngoài;
- Vợ và chồng đều là người nước ngoài nhưng sinh sống và định cư ở Việt Nam;
- Vợ chồng đều là người Việt Nam nhưng xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài;
- Tài sản, các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.
Theo quy định, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài được chia làm 02 loại là đơn phương + thuận tình ly hôn.
I. Thủ tục ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu hai bên tự nguyện ly hôn thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn”.
Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp mà hai bên vợ/chồng đã thỏa thuận được mọi vấn đề về con cái và tài sản trong quan hệ hôn nhân.
Thẩm quyền Toà án ly hôn thuận tình
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
Theo quy định tại Điều 39 về thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án:
Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn…
Thẩm quyền Toà án giải quyết Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài thuộc thẩm quyền Toà án cấp Tỉnh nơi một trong các bên cư trú (thường trú, tạm trú).
Ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài có làm nhanh được không
Mặc dù ly hôn thuận tình không có tranh chấp nhưng vẫn phải tuân theo thủ tục tố tụng. Chính vì vậy thời gian giải quyết sẽ kéo dài:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thời hạn giải quyết việc dân sự:
- Trong 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và tài liệu, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết.
- Trong vòng 07 ngày Tòa án xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, tòa án ra thông báo vợ chồng.
- Thẩm phán thông báo cho vợ/ chồng về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. (Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí)
- Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng. (Kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu). Trong khoảng thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.
Như vậy thời gian để giải quyết 01 vụ việc ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thường kéo dài tối đa không quá 04 tháng, kể từ khi thụ lý.
Ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài vắng mặt được không
Theo quy định tại Khoản 2, điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn chuẩn bị xét xử đơn yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải:
- Nếu sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu.
- Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Vợ chồng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Theo đó, khi thuận tình ly hôn, cả hai vợ chồng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự. Theo đó, vợ chồng phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Như vậy, theo quy định thì việc tham gia của các bên tại Toà án là rất quan trọng. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài là một bên đương sự đang ở nước ngoài. Tòa án có thể xem xét giải quyết vắng mặt trong trường hợp vợ/chồng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
II. Thủ tục Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài sẽ được chia làm một số dạng phổ biến:
- Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài;
- Thủ tục ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang ở nước ngoài;
- Thủ tục ly hôn đơn phương với người đang ở Việt Nam, một bên ở nước ngoài;
Khi thực hiện thủ tục đối với các trường hợp nêu trên đều phải thực hiện theo thủ tục tố tụng và làm hồ sơ khởi kiện như sau:
Thẩm quyền Toà án Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Việc xác định thẩm quyền toà án có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết ly hôn. Đối với mỗi vụ việc thẩm quyền Toà án lại có sự khác nhau:
Trường hợp bị đơn đang có mặt tại Việt Nam
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc sau:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình mà đương sự ở nước ngoài;
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức
Như vậy nếu bị đơn đang có mặt tại Việt Nam, Toà án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn.
Nơi bị đơn cư trú – tức là nơi họ đang có hộ khẩu, tạm trú tại đó. Tuy nhiên nhiều trường hợp đương sự đăng ký hộ khẩu tại 01 nơi nhưng cư trú ở nơi khác. Lúc này Toà án Tỉnh nơi bị đơn cư trú thực tế sẽ có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp bị đơn đang có mặt tại nước ngoài
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp Tỉnh vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên. Tuy nhiên lại có sự phân biệt cụ thể:
Bị đơn là người Việt Nam: Toà án nơi cư trú, thường trú, hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị đơn có thẩm quyền giải quyết;
Bị đơn là người nước ngoài: Toà án nơi nguyên đơn có hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú có thẩm quyền giải quyết;
Lưu ý: Đối với những trường hợp 02 bên đăng ký kết hôn tại nước ngoài, trước khi ly hôn nhanh có yếu tó nước ngoài tại Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn để hợp pháp hoá quan hệ hôn nhân.
Thủ tục ghi chú kết hôn được thực hiện tại UBND quận, huyện nơi 02 bên đã tiến hành đăng ký kết hôn. Các giấy tờ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch thuật trước khi thực hiện.
III. Ly hôn không rõ địa chỉ vợ/chồng đang ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2.3 Điều 2 Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP.
Trường hợp đương sự không rõ địa chỉ cư trú, không có tin tức về vợ/chồng đang ở nước ngoài. Hoặc những trường hợp bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý. Toà án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu:
- Sau khi uỷ thác tư pháp xác minh địa chỉ của họ ở bên nước ngoài mà không tìm được;
- Nhân thân của người đang ở nước ngoài cũng không nắm được địa chỉ;
Trường hợp có căn cứ xác minh nhân thân của người đang ở nước ngoài biết thông tin địa chỉ mà cố tình che giấu. Cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết thì Toà án đưa ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung.
Trường hợp bị đơn là vợ/chồng đang ở nước ngoài là người nước ngoài tự ý bỏ về nước. Toà án sẽ cho phép xử ly hôn nếu:
- Người nước ngoài tự ý bỏ về nước không liên lạc từ 01 năm trở lên;
- Cơ quan lãnh sự, đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài xác minh địa chỉ không được;
- Nhân thân người nước ngoài cũng không nắm được địa chỉ …
IV. Điều Kiện Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Điều kiện Ly hôn theo quy định
Toà án sẽ giải quyết ly hôn nết có căn cứ cho rằng tình trạng hôn nhận hay vợ chồng trở lên trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trên thực tế và theo quy định của Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP , một số điều kiện để được ly hôn thường gặp:
- Vợ, chồng không chăm sóc lẫn nhau;
Đây là trường hợp vợ, chồng bỏ mặc nhau. Ví du như bỏ đi nơi khác làm việc, bỏ đi nước ngoài không quan tâm người kia sống ra sao.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau;
- Xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau;
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình;
- Không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;
- Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
- Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;
- Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Nếu có đủ một trong các điều kiện nêu trên, Toà án sẽ giải quyết cho ly hôn.
Thực tế khi nộp hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Toà án. Việc một bên bỏ đi, sinh sống ở nước ngoài, bỏ mặc vợ chồng muốn sống ra sao thì sống được coi là đủ căn cứ ly hôn.