Thủ tục ly hôn thuận tình với người Việt Nam đang ở ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để có thể thực hiện thủ tục ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài, giai đoạn chuẩn bị hồ sơ là giai đoạn đầu tiên và cần thiết nhất. Hồ sơ thuận tình ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả vợ và chồng (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung) (bản sao công chứng);
- Tài liệu, giấy tờ chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có) hoặc văn bản phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đương sự nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú hoặc làm việc của một trong hai bên vợ/chồng tại Việt Nam.
Bước 2: Xem xét đơn và thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Chánh án Toà án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, đương sự tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Thẩm phán (nếu hồ sơ nộp thiếu hoặc cần bổ sung thông tin trong đơn)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Thẩm phán về việc nộp lệ phí, đương sự tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp cho Toà án biên lai thu tiền, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu sau khi đương sự nộp biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Toà án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu.
Như vậy, thời gian để xem xét và thụ lý đơn sẽ khoảng 15 ngày làm việc.
Bước 3: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải; Trưng cầu giám định; Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ; Định giá tài sản; Ra các quyết định đình chỉ xét đơn; Mở phiên họp giải quyết vụ việc dân sự…
Bước 4: Mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định tại khoản 4 Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày ra thông báo thụ lý vụ việc, phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải được mở sớm là 06 tháng, chậm nhất là 08 tháng.
Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự cách ngày mở phiên họp lần đầu 01 tháng.
Như vậy, tổng thời gian giải quyết ly hôn thuận tình với người Việt Nam ở nước ngoài sẽ kéo dài từ 07 – 09 tháng.
Ly hôn với người nước ngoài đang ở nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để có thể thực hiện thủ tục ly hôn khi một bên người nước ngoài đang ở nước ngoài, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình dựa trên mẫu đơn 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả vợ và chồng (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung) (bản sao công chứng);
- Tài liệu, giấy tờ chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có): Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm chung; Văn bản phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (nếu có);…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đương sự nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú hoặc làm việc của một trong hai bên vợ/chồng tại Việt Nam.
Bước 2: Xem xét đơn và thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Chánh án Toà án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, đương sự tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Thẩm phán (nếu hồ sơ nộp thiếu hoặc cần bổ sung thông tin trong đơn)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Thẩm phán về việc nộp lệ phí, đương sự tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp cho Toà án biên lai thu tiền, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu sau khi đương sự nộp biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Toà án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu.
Như vậy, thời gian để xem xét và thụ lý đơn sẽ khoảng 15 ngày làm việc.
Bước 3: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành hoà giải; Trưng cầu giám định; Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ; Định giá tài sản; Ra các quyết định đình chỉ xét đơn; Mở phiên họp giải quyết vụ việc dân sự…
Bước 4: Mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định tại khoản 4 Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày ra thông báo thụ lý vụ việc, phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải được mở sớm là 06 tháng, chậm nhất là 08 tháng.
Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự cách ngày mở phiên họp lần đầu 01 tháng.
Như vậy, tổng thời gian giải quyết ly hôn thuận tình với người Việt Nam ở nước ngoài sẽ kéo dài từ 07 – 09 tháng.