Trong cuộc sống hôn nhân, vì nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau và duy trì quan hệ hôn nhân được nữa. Có lẽ đối với nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn thì việc được Tòa án công nhận quyền nuôi dưỡng con mình sau ly hôn là vô cùng quan trọng. Vậy, cần thỏa mãn điều kiện giành quyền nuôi con nào để được trực tiếp nuôi dạy con? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này của các bạn.
Tòa án căn cứ vào đâu để quyết định người trực tiếp nuôi con?
Điều kiện giành quyền nuôi con được căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Lưu ý: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con muốn ở với cha hoặc mẹ thì Tòa án sẽ cân nhắc để cháu được ở với người đó. Trên thực tế có nhiều trường hợp con muốn ở với mẹ nhưng vì mẹ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng con nên Tòa án quyết định để con cho người bố nuôi dưỡng.
Căn cứ nào để xác định bố hay mẹ phù hợp nuôi con hơn?
Khi quyết định người sẽ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con, Tòa án thường căn cứ vào các điều kiện về vật chất, tinh thần. Người nào phù hợp nhất với quyền lợi của con sẽ được ưu tiên nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện kinh tế
Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng, mức độ ổn định công việc của người cha, người mẹ. Nếu như người cha, người mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp hoặc công việc đó có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.
Thứ hai, điều kiện tinh thần
Việc xem xét đến thời gian chăm sóc, nuôi dạy con của người cha, người mẹ cũng là một yếu tố quan trọng. Người cha, người mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, che chở từ cha mẹ.