Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) có hiệu lực thi hành từ 01/07/2016 đã có những quy định mới về tranh chấp dân sự, nhằm giúp quý khách hàng có một cách nhìn tổng quất nhất về Tranh chấp dân sự, Công ty Luật Multi Law xin nêu ra những vấn đề chính dưới đây:
Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản.
Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự.
Khi tham gia các quan hệ dân sự, kinh tế việc xảy ra các tranh chấp là điều không ai mong muốn. Vậy khi có tranh chấp cách giải quyết nào là tốt nhất để bảo đảm quyền lợi, giảm ảnh hưởng xấu đến mối quan hê giữa các bên, ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc. Hiện nay có bốn cách giải quyết tranh chấp dân sự là thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong từng trường hợp cụ thể dựa trên mức độ nghiêm trong của vụ việc để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp có ảnh hưởng rất lớn kết quả giải quyết tranh chấp, vậy nên sự tham gia của Luật sự trong giải quyết tranh chấp dân sự là rất cần thiết.
Các loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo Điều 26 BLTTDS các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:
- Tranh chấp quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản;
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
- Tranh chấp về tài sản thừa kế;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp biện pháp ngăn chặn hàng chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính;
- Tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước;
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về Luật đất đai; tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu văn bản công chứng vô hiệu;
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn mua bán tài sản đấu giá theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân;
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.