I. Bản chất của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhượng.
2. Đặc điểm
Về chủ sở hữu: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thành lập với tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên; thành viên trong công ty có thể là tổ chức, cũng có thể là cá nhân. Đây là dấu hiệu phân biệt loại hình công ty này với các loại hình doanh nghiệp khác. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty thông qua cơ chế góp vốn cho phép công ty đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh ờ quy mô lớn hoặc vừa phải, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hùn hạp là phượng thức phân tán rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, biết phân tán, hạn chế rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đem lại sự thành công cho các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Ở phương diện này, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có những lợi thế nhất định so với các loại hình doanh nghiệp chi có một chủ sở hữu.
Mặc dù có bản chất là công ty đối vốn nhưng trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên vẫn tồn tại một số đặc điểm của công ty đối nhân thể hiện ở số lượng thành viên được pháp luật giới hạn, các thành viên thường có mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc giữa những người thân trong gia đình, dòng tộc.
Đặc điểm trên cho thấy pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng một mô hình công ty khá phù hợp với nhà đầu tư bản địa (thường kinh doanh ở quy mô vừa phải với tính “gia đình” được đề cao). Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổ chức kinh doanh không quá cồng kềnh nhưng cũng không phải là lỏng lẻo.
Về trách nhiệm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có chế độ trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Điều này có nghĩa là khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ . Trách nhiệm hữu hạn là cơ chế bảo vệ rất tốt cho nhà đầu tư, giúp họ có thể tự tin sản xuất, kinh doanh, kể cả trong những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những khách hàng, chủ nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải thận trọng, điều tra kỹ càng về công ty trước khi quyết định giao dịch. Hơn ai hết, khách hàng, chủ nợ càn hiểu biết rõ về công ty mà mình định giao dịch.
Về tư cách pháp lý: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi: (i) Được thành lập hợp pháp; (ii) Có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ; (iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu frách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập theo Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Thỏa mãn những điều kiện này nên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Pháp luật đặt ra chế định pháp nhân vì cần thiết phải có sự tách biệt giữa công ty với những người bỏ vốn thành lập ra nó, phải xác định rõ đâu là công ty, đâu là thành viên. Tính chất này cho phép công ty tồn tại độc lập, liên tục mà không phụ thuộc vào việc người thành lập ra nó bị chết, bị mất tích, bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố phá sản.
Về khả năng huy động vốn: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, về mặt cấu trúc vốn điều lệ của công ty không phân chia, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Việc phát hành cổ phần sẽ làm thay đổi bản chất pháp lý của công ty. Dù không được phát hành cổ phần và bán cổ phiếu để huy động vốn, nhưng công ty có thể sử dụng những công cụ khác như vay, phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doarih. về mặt này, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
II. Quy chế pháp lý về thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ lên là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành thành viên công ty, trừ các trường hợp bị cấm. Như vậy, mọi cá nhân, bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài; mọi tổ chức, bao gồm tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài đều có thể trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1. Xác lập tư cách thành viên
Luật doanh nghiệp năm 2020 không liệt kê những cách thức trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong một điều luật cụ thể. Pháp lý thành viên công ty là tổng hợp các điều luật quy định về loại hình công ty này, có thể rút ra được những cách thức xác lập tư cách thành viên sau đây:
Các tổ chức, cá nhân cùng nhau góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đây là cách thức cơ bản nhất khi muốn là thành viên của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.
2. Thời điểm xác lập tư cách thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiệp rất được ưa chuộng hiện nay. Muốn thành lập công ty phải có tối thiểu hai thành viên. Có nhiều lý do để người ta nhờ người khác đứng tên hộ trong công ty.
Trong vụ việc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Vạn Phát nêu trên, phán quyết của tòa được đưa ra dựa trên chứng từ xác nhận phần vốn góp của thành viên. Với chứng từ thể hiện việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn cùng với tên của ông Thanh được ghi nhận trong Điều lệ công ty là bằng chứng thuyết phục nhất cho tư cách thành viên của ông này trong Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Vạn Phát.
Hành vi ẩn danh của nhà đầu tư thông qua việc nhờ người khác đứng tên hộ trong công ty là một việc làm đầy rủi ro. Với hành vi trái luật như vậy, hậu quả thường là nhà đầu tư ẩn danh phải gánh chịu thiệt hại vì tất cà mọi chứng cứ thuyết phục nhất đều thuộc về người đang đứng tên họ. Muốn chứng minh điểu ngược lại, nghĩa vụ này thuộc về nhà đầu tư ẩn danh. Trong trường họp nhà đầu tư ẩn danh thất bại trong việc chứng minh điều ngược lại, đương nhiên thành viên đang đứng tên trong công ty là người có quyền sở hữu phần vốn góp trong công ty theo giấy chứng nhận phần vốn góp và sổ thành viên của công ty. Đồng thời người này cũng sẽ có các quyền của một thành viên công ty như quyền hưởng lợi nhuận và quyết định các vấn đề của công ty theo quy định của luật doanh nghiệp.
2. Chứng minh tư cách thành viên công ty có đủ pháp lý làm thành viên của công ty
Có nhiều cách để chứng minh tư cách thành viên công ty. về nguyên tắc, tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phân vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Tương tự như cổ phiếu trong công ty cổ phần, giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn là một bằng chứng chứng minh quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, trên thực tế, rất ít trường hợp công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên ngay sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. Thành viên công ty dường như chưa ý thức được tầm quan trọng của loại giấy tờ này nên thành viên công ty cũng không yêu cầu công ty cấp giấy chứng nhận.
Loại giấy tờ khác để chứng minh tư cách thành viên công ty là sổ đãng ký thành viên. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh, sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chi thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
– Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn;
– Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
Một loại giấy tờ khác dùng để chứng minh tư cách thành viên trong công ty là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Một trong những nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tên thành viên công ty.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới khi công ty thay đổi vốn điều lệ theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Khác với trường hợp trên, thời điểm tham gia vào công ty của thành viên mới là sau khi công ty thành lập và đã hoạt động. Việc kết nạp thành viên mới trong trường hợp này phải có nghị quyết của Hội đồng thành viên vì sự tham gia của thành viên mới sẽ làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các thành viên trong công ty.
Được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với phần vốn góp của thành viên là cá nhân đã chết. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Thành viên là cá nhân chết sẽ làm phát sinh quyền thừa kế của những người thuộc diện thừa kế của thành viên đó. Khi đó, những người được nhận thừa kế sẽ đương nhiên trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nếu họ không từ chối nhận thừa kế. Đây là quy định được xem là phù hợp với thực tiễn kinh doanh hơn
Tính họp lý của việc thừa nhận tư cách thành viên mặc nhiên trong trường hợp thừa kể đã góp phàn khắc phục hạn chế trong trường họp tất cả thành viên công ty đều bị chét. Các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thành lập ở Việt Nam thường có số lượng thành viên không nhiều và do cá nhân thành lập. Khả năng các thành viên chết cùng lúc hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó nếu không thừa nhận người thừa kế là thành viên thì công ty buộc phải chấm dứt hoạt động. Thường thì người thừa kế của những thành viên này muốn tiếp tục duy trì hoạt động của công ty, mặt khác, việc công ty chấm dứt hoạt động còn liên quan đến việc làm và các quyền lợi khác của người lao động.
Trường hợp thành viên mất tích thì sẽ không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty. Do đó, để hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng thì người quản lý tài sản của thành viên đó sẽ trở thành thành viên của công ty. Đây cũng là quy định phù hợp thực tế. Việc người mất tích trở về thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Nhận tặng, cho phần vốn góp từ thành viên trong công ty. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể tặng, cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Khi đó, tư cách thành viên của người được tặng cho được Luật doanh nghiệp năm 2020 phân biệt thành hai trường hợp với những điều kiện khác nhau:
+ Người được tặng, cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thử ba của người tặng cho thì đương nhiên trở thành thành viên của công ty. Nói cách khác, tư cách thành viên của người được tặng cho được xác lập mà không cần phải có sự đồng ý của Hội đồng thành viên.
+ Trường hợp người được tặng, cho là người khác thì họ chỉ trờ thành thành viên khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Nhận trả nợ bằng phần vốn góp từ thành viên công ty và được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên. Thành viên công ty được dùng phần vốn góp của mình trong công ty để thanh toán nợ cho người khác. Người nhận thanh toán nợ bằng vốn góp trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp người nhận thanh toán không muốn trở thành thành viên của công ty hoặc không được Hội đồng thành viên chấp thuận thì có quyền chào bán và chuyên nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Khi đó, họ có quyền chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó nhưng phải tuân thủ thủ tục chuyển nhượng tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2020 được áp dụng cho thành viên công ty muốn chuyển nhượng vốn, trong khi đó, người nhận thanh toán nợ lúc này không phải là thành viên của công ty. Vỉ vậy, không nên buộc họ phải tuân thủ thủ tục chuyển nhượng vốn dành cho thành viên mà nên cho phép họ tự do chuyển nhượng. Thực tế là Luật doanh nghiệp năm 2020 đã làm rất tốt điều này khi loại trừ trường hợp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong công ty. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được ghi nhận quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành thành viên của công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phải theo trình tự, thủ tục luật định và người nhận chuyển nhượng phải bảo đảm không thuộc trường hợp bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp.
3. Pháp lý thành viên công ty: chấm dứt tư cách thành viên
Luật doanh nghiệp năm 2020 không liệt kê những trường hợp chấm dứt tư cách thành viên. Tuy nhiên, từ những trường hợp xác lập tư cách thành viên ở phần trên thì có thể có các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên sau đây:
– Khi công ty bị giải thể, phá sản: Khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị giải thể hoặc phá sản thì đương nhiên sẽ làm chấm dứt tư cách thành viên của tất cả thành viên.
Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể hoặc phá sản.
– Thành viên là cá nhân chết, mất tích; thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.
– Thành viên tặng, cho toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Vỉệc chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp này chỉ xảy ra khi thành viên công ty tặng, cho toàn bộ phần vốn góp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc tặng, cho một phần không làm chấm dứt tư cách thành viên trong công ty.
– Trả nợ bằng toàn bộ vốn góp của mình cho người khác.
– Thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả trường hợp mua lại phần vốn góp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.