Vợ tố cáo chồng về hành vi cầm xe ô tô
CƠ SỞ PHÁP LÝ
NỘI DUNG TƯ VẤN
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
I. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, cụ thể:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến chiếc xe này như: Bán, cầm cố, thế chấp, tặng…cho người khác thì cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này người chồng đã tự ý mang đi cầm cố chiếc xe khi chưa có sự đồng ý của người vợ, như vậy hành vi này vi phạm quy định về sở hữu chung quy định tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Người vợ có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bộ giao dịch cầm cố chiếc xe là vô hiệu. Tuy nhiên, nếu người vợ tố cáo chồng cầm xe ô tô ra cơ quan công an thì không đủ căn cứ để khởi tố hình sự về hành vi này, vì bản chất chiếc xe cũng thuộc sở hữu của người chồng, người chồng cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chiếc xe này. Do đó, sự việc này chỉ nằm ở phạm vi tranh chấp dân sự.
Kết luận: Nếu người vợ làm đơn tố cáo chồng cầm xe ô tô ra cơ quan công an về hành vi của người chồng: tự ý mang xe (xe thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng) đi cầm cố thì không có căn cứ để khởi tố hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
II. Tự ý lấy tài sản của vợ (chồng) có phạm tội trộm cắp tài sản?
Tôi và chồng giận nhau, tôi bỏ lên Sài Gòn và có mang theo số tiền 5 triệu đồng trong nhà và một chiếc xe gắn máy do chồng tôi đứng tên. Bên nhà chồng tôi nói rằng, nếu không chịu về nhà thì sẽ thưa tôi tội trộm cắp tài sản là số tiền 5 triệu và chiếc xe gắn máy (Tôi vẫn ở chung với bên nhà chồng). Xin hỏi như vậy có hợp lý không?
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, thì trộm cắp tài sản chỉ xác định đối với hành vi trộm cắp đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác. Trong trường hợp Qúy khách cung cấp, Qúy khách lấy số tiền 5 triệu đồng là tiền trong nhà nhưng không nói rõ là tiền riêng của hai vợ chồng hay tiền của ba mẹ chồng. Nếu tiền riêng của hai vợ chồng thì không thể gọi là trộm cắp tài sản vì Luật Hôn nhân và gia đình quy định, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Nếu tiền của ba mẹ chồng mà Qúy khách lấy khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu thì có thể sẽ phạm vào tội trộm cắp tài sản.
Đối với chiếc xe, theo Qúy khách trình bày là của chồng đứng tên sở hữu, nhưng vẫn không xác định là tài sản trong quá trình hôn nhân hay là tài sản riêng của anh chồng. Nếu là tài sản trong quá trình chung sống của vợ chồng thì cũng không phạm tội, bởi vợ chồng được quyền sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nếu là tài sản riêng, khi có đơn yêu cầu cơ quan công an vẫn phải thụ lý điều tra.
III. Lấy tài sản riêng của vợ trả nợ cho chồng có đúng luật không?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng được quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”