3 câu hỏi thường gặp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1: Tài sản chung, tài sản riêng

– Tài sản chung:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân gia đình 2014(Cụ thể: trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản riêng:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Ngoài ra, theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

2: Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản?

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì mặc dù vẫn là duy trì nguyên tắc “chia đôi” nhưng đã có bổ sung yếu tố lỗi vào một trong những căn cứ trong phân chia tài sản chung giữa vợ chồng.

Cụ thể, điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
  1. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]
  2. d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn.

Tuy nhiên, việc giải quyết chế độ tài sản vợ chồng vẫn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng thì Tòa án mới giải quyết theo quy định của Luật. Quy định này góp phần vào việc ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình đồng thời bảo vệ quyền lợi của bên “bị hại” trong quan hệ hôn nhân và gia đình, mà phần lớn là phụ nữ.

3: Trách nhiệm liên đới các khoản nợ

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện.

Mặt khác, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau thì sẽ dùng tài sản chung vợ chồng để giải quyết: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Từ các quy định trên, ta thấy sẽ có hai trường hợp để xác định được trách nhiệm liên đới của vợ chồng sau ly hôn như sau:

– Trường hợp 1: Giao dịch của vợ hoặc chồng vay dùng để sử dụng vào nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng như: chi phí sửa chữa, xây dựng nhà ở, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, việc học hành của các con…; dù vợ/chồng không bàn bạc với nhau và người kia cũng không ký vào hợp đồng vay thì về nguyên tắc, bên vợ/chồng đó cũng vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ.

– Trường hợp 2: Giao dịch của vợ hoặc chồng dùng để sử dụng vào mục đích nhu cầu cá nhân của một bên vợ hoặc chồng như: đầu tư kinh doanh riêng, mua bán các vật dụng sử dụng cá nhân, chơi cờ bạc, số đề…; nếu bên vợ/chồng còn lại đưa ra những chứng cứ chứng minh việc bên kia đứng ra vay tiền không được đưa vào sử dụng chung thì không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.