Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản khi ly hôn

tranh chap tai san

1: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

  1. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  4. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
  5. “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”

Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

2: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”

Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

3: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”

Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

4: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”

Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

chia tai san ly hon

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những quan hệ tài sản chung, khi ly hôn bên cạnh vấn đề ly hôn cả hai bên thường có nhu cầu giải quyết vấn đề tài sản. Tư vấn chia tài sản khi ly hôn là việc luật sư hướng dẫn giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng theo các thủ tục mà pháp luật có quy định.

Trong vụ việc tiến hành thủ tục ly hôn, tòa án luôn tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng, trong đó có vấn đề chia tài sản. Trong trường hợp thỏa thuận không thành và các bên có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản sẽ được ghi nhận tại quyết định hoặc bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Nguyên tắc Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Khi tư vấn chia tài sản khi ly hôn chúng tôi dựa trên các nguyên tăc theo quy định của luật hôn nhân gia đình. Việc chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc sau:

– Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  1. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  4. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn đối với quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là tài sản giá trị và quan trọng đối với bất cứ ai, vì vậy các tranh chấp về chia tài sản vợ chồng cũng thường phát sinh từ quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 62 thì việc chia quyền sử dụng đất khi ly hôn được giải quyết như sau:

– Tư vấn chia tài sản khi ly hôn đối với Quyền sử dụng đất là tài sản riêng thì theo nguyên tắc tài sản của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

– Tư vấn chia tài sản chung đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung:
  1. a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

  1. b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
  2. c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
  3. d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
  4. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
Tư vấn chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân gia đình về việc chia tài sản vợ chồng đưa vào kinh daonh như sau: Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Văn bản phân chia tài sản

chia tai san chung

I: Văn bản phân chia tài sản

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền được chia tài sản chung, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết. Lưu ý, chia tài sản khi đang trong thời ký hôn nhân có bản chất khác với chia tài sản khi ly hôn và chia tài sản sau ly hôn.

Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản thì việc thỏa thuận bắt buộc phải lập thành văn bản. Văn bản phân chia tài sản sẽ là căn cứ pháp lý cho thấy sự phân chia tài sản chung của vợ chồng. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.

1: Văn bản phân chia tài sản không công chứng

Đối với những trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức thì văn bản phân chia tài sản của vợ chồng sẽ được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật. Nội dung văn bản phân chia tài sản bao gồm:

Lý do phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân;

Phần tài sản được phân chia;

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

Các nội dung khác (nếu có).

2: Văn bản phân chia tài sản có công chứng

Đối với những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức thì phải tuân thủ. Thường những tài sản có đăng ký sở hữu khi phân chia sẽ phải tiến hành thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền về công chứng. Đối với những tài sản này sau khi có sự phân chia hai bên vợ chồng phải tiến hành đăng ký cập nhật lại thông tin về tài sản ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu riêng của mình.

Ngoài ra đối với các văn bản phân chia tài sản khác, nếu các bên có yêu cầu công chứng thì sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật.

II: Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản

Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản sẽ được quy định như sau:

Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. (Ví dụ trong trường hợp văn bản phải công chứng thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng).

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Văn bản phân chia tài sản là một tài liệu quan trọng khi Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong thủ tục ly hôn.

Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng

tai san rieng

Xác định tài sản riêng của vợ chồng là căn cứ để phân chia tài sản khi ly hôn. Trong thực tế nhiều vợ chồng cũng muốn xác định rõ tài sản chung và riêng.

Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng

Dựa trên các quy định trên có thể xác định tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

Một, tài sản có trước khi kết hôn gồm:

– Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hai, tài sản có trong thời kỳ hôn nhân:

–  Tài sản được thừa kế riêng

–  Tài sản được tặng cho riêng

–  Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người

–  Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; bao gồm các loại tài sản sau:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.

– Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, có thể thấy việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng. Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 3 yếu tố trên.

Cách thức chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng

Về nguồn gốc của tài sản:

Phải xác định được tài sản đó có được bắt nguồn từ đâu:

+ Tài sản được tặng cho riêng cá nhân hay là được thừa kế

+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay không

+ Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa

Về thời điểm tạo lập tài sản:

Phải xác định được thời điểm cá nhân có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn.

Về nguyên tắc; tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng:

Yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng vẫn là “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng”. Hai yếu tố trên về: Nguồn gốc tài sản; thỏa thuận hợp pháp khác. Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau:

+ Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.

Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng được xác định là tài sản riêng của một bên vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký 1 trong 3 loại thỏa thuận nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi.

Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình). Do vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

tai san

1: Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng có sự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là trường hợp chia khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, khác với trường hợp chia tài sản khi ly hôn.

Pháp luật quy định: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung”.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng được quyền tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng.

2: Lập văn bản thỏa thuận tài sản chung

Theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản vợ chồng thì phải lập thành văn bản.

Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công chứng văn bản hoặc pháp luật có quy định bắt buộc (đối với tài sản là quyền sử dụng đất…) thì văn bản sẽ được công được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ ngày được công chứng.

Yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân gia đình dựa trên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3:Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân gia đình thì:

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3.1: Hậu quả của việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân

Khi chia tài sản thời kỳ hôn nhân thì đương nhiên những tài sản đó sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi bên, điều này làm thay đổi hoàn toàn tính chất phát lý, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản. Điều 40 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

3.2: Những trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp sau đây việc chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân sẽ bị vô hiệu:

Trường hợp 1: Việc chia tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Trường hợp 2: Việc phân chia tài sản vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra việc chia tài sản vợ chồng có thể được yêu cầu giải quyết khi tiến hành thủ tục ly hôn, việc nhập vào cùng một vụ việc ly hôn hay tách riêng ra thành một vụ án khác về việc phân chia tài sản phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự.

Tài sản của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết xử lý thế nào

tai san cua nguoi mất tich

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

1: Quy định của pháp luật về tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích như sau: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Tại Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:
  1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
  2. a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;
  3. b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
  4. c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
  5. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Như vậy, tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ được xử lý theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

2: Quy định của pháp luật về tài sản của người bị tuyên bố đã chết

Theo quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết tại Điều 72 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
  1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
  2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, tài sản của người bị tuyên bố đã chết sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế như đối với người đã chết.

Trong trường hợp, phần tài sản của người bị tuyên bố đã chết để lại được xác định là không có di chúc. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ  luật dân sự 2015 thì phần tài sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, tại Điều 651 BLDS 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, trong trường hợp này, những người thừa kế hợp pháp của người bị tuyên bố đã chết sẽ bao gồm những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, những người thừa kế sẽ được hưởng một phần bằng nhau.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

tranh chap tai san chung cua dong ho

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP ngày 5/3/2020

Theo Nghị quyết này, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ (người khởi kiện phải là cá nhân thành viên dòng họ).

tranh chap tai san chung cua dong ho

Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.

Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.

Đáng chú ý là đối với những vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ mà Tòa án đã thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành và đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp kháng nghị theo căn cứ khác.

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10/4/2020.

Tranh chấp tài sản chung của dòng họ

tranh chap tai san

Dòng họ không phải là nguyên đơn, tập thể không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản chung của dòng họ.

TAND Tối cao vừa công bố Nghị quyết 1/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.

Nghị quyết được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 21-2, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 10-4 tới.

Theo đó, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định tố tụng dân sự.

tranh chap tai san

Dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể (ví dụ: Chi họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc…) không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ.

Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.

Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện. Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.

Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi đủ các điều kiện sau: Việc nhập để giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các yêu cầu khởi kiện cùng liên quan đến tài sản chung của dòng họ. Việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho TAND Tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

thua ke theo di chuc

Chế định về thừa kế trong Bộ luật dân sự là một chế định được rất nhiều người quan tâm. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.

1: Luật sư tư vấn về thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến bởi lẽ đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người để lại di chúc.

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

2: Quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc

Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc

  1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng
  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  3. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  4. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  5. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  6. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  7. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Nội dung của di chúc

  1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
  2. a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  3. b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  4. c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  5. d) Di sản để lại và nơi có di sản.
  6. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
  7. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

Người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mẫu đơn xin cam kết tài sản riêng

tai san

Ở phần nội dung chính sẽ nêu rõ tài sản gì, thuộc quyền sở hữu của ai. Mẫu đơn này nhằm xác định rõ chủ sở hữu cá nhân của một tài sản nào đó, và sau này sẽ không xảy ra tranh chấp về tài sản đó nữa.

Lưu ý việc xác nhận tài sản này phải tuân theo quy định pháp luật, có xác nhận của chính quyền và tự chịu trước pháp luật về tính trung thực của việc cam kết tài sản riêng không bị tranh chấp, khiếu nại khiếu kiện..

 

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐƠN XIN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG

 Kính gưi : UBND……………………………………………………………………………………………….

Tôi tên là :………………………………………………… sinh ngày……………………………………………….

CMND số :…………………………………….. ngày cấp………………….. nơi cấp………………………………………

Hộ khẩu thường trú tại :…………………………………………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn nay xác nhận căn hộ số………………………….. là tài sản riêng của (chồng hoặc vợ) tôi

là……………………………………………… sinh ngày……………………………………………………………….

CMND số……………………………………….. ngày cấp…………………. nơi cấp………………………………………..

Hộ khẩu thường trú tại :…………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam kết sẽ không tranh chấp hay khiếu nại gì liên quan đến căn hộ sau này.

Những gì tôi trình bày trên là hoàn toàn sự thật. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Rất mong được sự giúp đỡ của Quý cơ quan để (chồng hoặc vợ) tôi là…………………………….. bổ túc hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Quyền Sử Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở & Tài Sản Khác gắn liền với đất cho căn hộ trên theo quy định.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày………tháng……….năm…………

Người làm cam kết