Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Các dạng tranh chấp tài sản sau khi ly hôn.

Khi giải quyết vụ việc ly hôn các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Những tranh chấp tài sản sau khi ly hôn bao gồm một số vấn đề sau đây:

– Tranh chấp về việc xác định tài sản riêng;

– Tranh chấp về việc chia tài sản chung;

– Tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ tài sản;

– Các tranh chấp khác.

Giải quyết các tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn sẽ được giải quyết cùng với yêu cầu ly hôn hoặc được tách ra giải quyết ở một vụ án riêng. Việc chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng là trường hợp khi ly hôn vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của hai ngươi. do vậy, khi đả có quyết định, bản án cho ly hôn, một trong hai bên yêu cầu giải quyết, trình tự yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định Pháp luật tố tụng dân sự

Đối với vụ án ly hôn mà tại thời điểm ly hôn hai vợ chồng đã có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng. Tranh chấp về tài sản chung có thể là tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia, tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia thì không….

Khi Tòa án giải quyết xong việc ly hôn với yêu cầu của các bên về phân chia tài sản chung, nếu trong thời hạn kháng cáo mà các bên không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn mà không có lý do chính đáng thì khi Bản án đã có hiệu lực, các bên buộc phải tuân theo sự phán quyết của Tòa án. Trường hợp là tranh chấp tài sản chung của “vợ chồng”, nhưng khi ly hôn, hai bên không yêu cầu phân chia tài sản chung. Khi đó, hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, hiện tại hai bên không còn quan hệ vợ chồng, việc tranh chấp về tài sản ở đây không phải là tranh chấp về hôn nhân gia đình. Trường hợp này, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết như vụ án dân sự thông thường. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để hai bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp tài sản. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục để đưa vụ án ra xét xử.

Căn cứ pháp luật và nguyên tắc Việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân gia đình.

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết
     tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của 
    vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản
     2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
  2. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết
     tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy 
    đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
     và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
  3. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  4. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  5. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối 
    tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có 
    
    thu nhập;
  6. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
     nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
  7. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  8. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện
     vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị 
    lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  9. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài
     sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

  1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  1. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
  4. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  5. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  6. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
  7. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  8. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này