Chi phí ly hôn đơn phương 2020 là bao nhiêu?

an phi ly hon don phuong

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Về mặt pháp lý, đơn phương ly hôn có thể xem là một vụ tranh chấp hôn nhân gia đình và được xem xét, giải quyết như các vụ án tranh chấp dân sự.

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu án phí:

Lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án, thì chi phí ly hôn đơn phương 2020 sẽ bao gồm:

an phi ly hon don phuong

Án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng

Đối với ly hôn có tranh chấp tài sản, mức án phí được tính thêm dựa trên giá ngạch của giá trị khối tài sản tranh chấp như sau:

+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng

+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp

+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Những giấy tờ cần chuẩn bị ly hôn đơn phương.

Với trường hợp ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài, bạn cần thực hiện thủ tục này tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi mà bên còn lại đang cư trú, làm việc. Về thành phần hồ sơ đơn phương ly hôn bạn cần chuẩn bị một số các tài liệu sau:

  1. Đơn khởi kiện ly hôn với đầy đủ các nội dung về lý do ly hôn
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  3. Giấy khai sinh của con (nếu có con)
  4. Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)
  5. Các giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu…

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Ngày nay, việc người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài không phải điều hiếm gặp. Vậy làm sao để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người đang ở nước ngoài ?

Căn cứ:

– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 viết tắt là Luật HN&GĐ;

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 viết tắt là BLTTDS;

– Công văn số 253/TANDTC-PC viết tắt là Công văn 253.

Đang ở nước ngoài, không được ủy quyền ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của pháp luật (Căn cứ Điều 3 Luật HN&GĐ).

Đặc biệt, đối với việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Chỉ có trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam thì giải quyết ly hôn theo pháp luật của nơi họ thường trú chung.

Do đó, xét trường hợp ly hôn theo pháp luật Việt Nam thì Điều 83 BLTTDS có quy định, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu có đồng thời hai điều kiện:

– Một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình;

– Là nạn nhân bao lực gia đình do người còn lại gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, việc ly hôn phải do hai bên tự thực hiện, không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng được ngoại trừ trường hợp cha, mẹ, người thân thích là đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ nêu trên.

3 điều cần biết khi ly hôn đơn phương với người ở nước ngoài

Khi cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được… một bên có thể yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên đang ở nước ngoài thì thủ tục ly hôn đơn phương sẽ thế nào?

1/ Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài. Mà lúc này, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 37 BLTTDS).

Do đó, khi có một người đang ở nước ngoài thì người yêu cầu ly hôn phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

2/ Hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương

Để được ly hôn một cách nhanh chóng, người yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ sau:

– Đơn xin đơn phương ly hôn (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu mất thì phải nộp bản sao đăng ký kết hôn;

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; hộ khẩu; Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có);

– Giấy khai sinh của con (nếu có);

– Giấy tờ, tài liệu về tài sản chung của hai vợ chồng (nếu có)…

3/ Khi không có địa chỉ của người đang ở nước ngoài

Qua thực tiễn xét xử, có rất nhiều trường hợp ly hôn nhưng nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam mà không cung cấp được địa chỉ hiện người này đang ở nước ngoài. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 253 hướng dẫn cụ thể:

– Nếu thông qua thân nhân của họ mà vẫn không biết được địa chỉ, tin tức của bị đơn thì đây được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu cần thiết;

– Nếu Tòa án yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ vẫn không cung cấp cũng không thông báo cho bị đơn thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung;

– Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án hoặc quyết định đến thân nhân của bị đơn để người này chuyển cho bị đời;

– Niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng là nơi thân nhân đang cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục ly hôn khi có người Việt Nam đang ở nước ngoài. Để việc ly hôn được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng thì nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, điều kiện theo những phân tích ở trên.

Không có giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn đơn phương được không?

hoa giai thuan tinh ly hon

Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Do đó, nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, sau đó nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang thực tế sinh sống, không nhất thiết phải là nơi thường trú theo sổ hộ khẩu hoặc nơi đăng ký kết hôn để giải quyết ly hôn đơn phương

 Hồ sơ bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú và CMND/hộ chiếu của người khởi kiện (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (nếu có con) (bản sao có chứng thực);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung) (bản sao y có chứng thực) Trong giấy tờ cần chuẩn bị thì Giấy chứng nhận kết hôn bắt buộc phải có và phải là bản chính.

Tuy nhiên, một số trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng bị mất hoặc bị bên còn lại giữ Giấy chứng nhận kết hôn, có thể sử dụng bản sao Giấy chứng nhận kết hôn để bổ sung vào hồ sơ ly hôn Căn cứ theo Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

‘‘Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”.

Như vậy, trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng không giữ bản chính Giấy chứng nhận kết hôn vẫn có thể ly hôn được. Tuy nhiên, cần đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch nộp đơn theo mẫu xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.

Lưu ý:

Trong hồ sơ ly hôn kèm bản tường trình về việc cung cấp tài liệu chứng cứ nêu rõ lý do không cung cấp được bản chính.

Giải quyết nợ chung của vợ chồng khi ly hôn

giải quyết tài sản chung

Câu Hỏi: Thưa luật sư, vợ chồng em do mâu thuẫn không thể hòa hợp nên muốn làm thủ tục ly hôn. Hiện tại hai vợ chồng đang đứng tên sổ đỏ thửa đất và ngôi nhà. Lúc làm nhà thì em có mượn tiền chị gái 300.000.000 đồng để mua vật tư xây dựng, có giấy vay tiền nhưng chỉ kí tên em. Vậy khoản nợ đó chồng em có phải trả không?

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của luatsugiadinh24h. Trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Bộ luật dân sự 2015.

2. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Căn cứ Điều 37- Luật hôn nhân và gia đình quy định:

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.

– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Theo những quy định nêu trên, vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản khi nghĩa vụ đó là giao dịch do vợ chồng xác lập, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nghĩa vụ phát sinh từ tài sản chung….

Trong trường hợp của bạn, việc bạn vay tiền chị gái để xây nhà là đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống gia đình. Do vậy, khoản nợ đó được coi là khoản nợ chung khi ly hôn, là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ và chồng, kể cả giấy vay nợ đó chỉ có một mình bạn kí tên.

3. Cách giải quyết nợ chung khi ly hôn

Căn cứ Điều 27- Luật hôn nhân gia đình quy định:

– Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tịa các điều 24,25 và 26 của luật này.

– Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của luật này.

Căn cứ Điều 60 – Luật hôn nhân và gia đình quy định:

– Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ 3 có thỏa thuận khác.

– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27,37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Theo quy định nêu trên, khi ly hôn vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba và chịu trách nhiệm liên đới trong một vài trường hợp quy định.

Như vậy, nếu cả hai vợ chồng đều công nhận có việc vay tiền của chị gái để xây nhà thì việc giải quyết nghĩa vụ khi ly hôn là chia đôi khoản nợ, cả hai cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp chồng bạn phản đối, hai vợ chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay là nghĩa vụ riêng của bạn. Để giải quyết tranh chấp thì các bên cần đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho lý lẽ của mình là đúng đắn.

Khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ hay không, mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập bên thứ ba là chị gái bạn tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chị gái bạn có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ, chồng sau khi ly hôn ?

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Câu hỏi tư vấn: Hôm nay Tôi đã ra tòa, cả 2 đồng ý ly hôn nhưng còn liên quan đến tài sản chưa thỏa thuận được, tại tòa thảm phán nói là tách riêng tranh chấp tài sản, tạm thời giải quyết ly hôn trước, tôi cũng đã đồng ý ký vào biên bản ly hôn, phần tài sản ghi không nhờ tòa giải quyết. Và chờ 7 ngày nếu không có kháng lại thì tòa ký quyết định cho ly hôn.
Vậy nhờ luật sư tư vấn về vấn đề tài sản khi chưa thỏa thuận được khi đã ký ly hôn xong thì có rủi ro gì không? Vì chúng tôi có căn hộ chung cư, chưa có sổ đỏ, mới có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và có vay ngân hàng 400 triệu, cả 2 vợ chồng đều ký vay. Nếu vợ tôi tự ý làm sổ(khi đã ly hôn  xong) nếu như lách luật thì tôi có rủi ro gì không? (vì trước khi ly hôn vợ tôi không thỏa thuận được và bảo ra tòa phân chia). Trân thành cảm ơn!
Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Trả lời tư vấn:
Do pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng với việc giải quyết ly hôn mà có thể tách ra giải quyết thành vụ riêng biệt. Theo đó, trong trường hợp của bạn nếu chưa thỏa thuận được với nhau về chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân (do còn hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ đỏ; hợp đồng vay ngân hàng 400 triệu) thì có thể giải quyết ly hôn trước; còn tài sản chưa thỏa thuận phân chia được thì vẫn coi đó là tài sản chung, nợ chung của vợ, chồng chưa chia (tức việc ly hôn không ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản chung). Thời điểm đã có bản án ly hôn của Tòa mà hai vợ, chồng vẫn không thỏa thuận hoặc phát sinh tranh chấp không giải quyết được thì khi đó có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia tài sản chung vợ, chồng sau ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Liên quan tới việc sau khi ly hôn mà chưa giải quyết việc phân chia tài sản, vợ bạn đã tự ý làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư trong thời kỳ hai vợ, chồng sống chung đã mua nhưng chưa ra sổ đỏ là trái với quy định pháp luật (nếu là tài sản chung nên cả hai cùng đúng tên trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Theo đó, khi phát hiện ra vợ bạn đã sang tên thì bạn chỉ cần chứng minh được căn hộ chung cư được hai, vợ chồng trong thời kỳ kết hôn (thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng), do công sức đóng góp của hai bên thì dù vợ bạn có đứng tên một mình trên giấy chứng nhận thì quyền lợi của bạn vẫn không bị ảnh hưởng – vẫn xác định tài sản chung chưa chia và bạn có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia tài sản chung đó. Hoặc để đảm bảo thì trước khi vợ bạn làm thủ tục sang tên thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Phòng đăng ký đất đai để dừng giao dịch liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng… cho vợ bạn vì đang còn trong quá trình tranh chấp.

 

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất ?

Luật sư tư vấn:

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận. Vì vậy để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì khi kết hôn thì phải đi đăng ký.

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2020
Về thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
 
1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Bản sao sổ hộ khẩu;
– Bản sao Chứng minh nhân dân;
– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.
2. Về điều kiện để đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
3. Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn:
Thứ nhất, về thời gian có giấy chứng nhận kết hôn: Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.
Thứ hai, đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan trọng cho việc vợ chồng kết thành một gia đình.

 

Một trong những nguyên nhân gây tan vỡ gia đình

1. Ngoại tình
Ngoại tình được xem là nguyên nhân gây đổ vỡ hôn nhân, tỷ lệ gia đình ly hôn vì nguyên do này cũng dạng cao nhất trong xã hội hiện nay. Khi bắt đầu cuộc sống chung, hai người đều nghĩ cuộc sống màu hồng, thề nguyền mãi yêu nhau, nhưng khi nửa kia không thể thực hiện điều đó khiến cho chị không còn tin tưởng vào họ nữa.
Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
Ngoại tình cũng có thể xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có những nét bất đồng. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu, biểu hiện của chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình, bạn có thể tự mình tìm hiểu sự thật hoặc liên hệ dịch vụ thám tử để cứu vãn cuộc hôn nhân, hoặc giành những bằng chứng có lợi nếu phải tranh chấp trước tòa.
2. Sự khác biệt về quan điểm sống
Mặc dù sự khác biệt có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định, nhưng khi tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và có thể trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách của hai người.
3. Sự chênh lệch về địa vị, khả năng kinh tế 
Tiền bạc luôn được nhấn mạnh là không tạo nên tình yêu, nhưng là thứ giúp xây dựng và giữ lửa hôn nhân. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu hụt hoặc những mong muốn về tiền bạc là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, khiến cho một tình yêu dù rất đẹp đẽ cũng không thể chống cự nổi. Sự chênh lệch giữa khả năng kiếm tiền của hai vợ chồng cũng là vấn đề quá lưu tâm. Nếu một trong hai người nắm giữ kinh tế sẽ sinh ra thói tự kiêu, tự cho mình là “ông chủ”, tạo nên nhiều ham muốn và dẫn đến ngoại tình, tranh chấp trong gia đình cứ thế mà tăng lên.
4. Rạn nứt nối liền rạn nứt
Bất đồng trong cuộc sống không được giải quyết, cả hai đều giữ những quan điểm riêng về một vấn đề có thể gây nên những rạn nứt. Nếu không làm rõ những rạn nứt trước mắt mà tự thỏa hiệp dễ sinh ra những suy nghĩ trái chiều trong lòng. Và khi nó hội tụ dễ dàng khiến cả hai xảy ra tranh cãi quyết liệt.
5. Chiến tranh lạnh kéo dài 
Chiến tranh lạnh có thể là một phương thức giữ lửa tình yêu, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu một trong hai bên không tự nhận “thua”, chủ động trong việc hòa giải. Việc duy trì chiến tranh lạnh quá dài sẽ khiến cho tình cảm đôi bên ngày càng xa cách, cho đến khi ly hôn vì cả hai không còn mặn mà với nhau.
6. Không thể thông cảm cho nhau
Phê bình, chỉ trích hay trách móc là điều thường thấy ở những cuộc hôn nhân. Việc giúp bạn đời nhận ra sai lầm, hoàn thiện bản thân là điều cần thiết nhưng nếu với cường độ quá nhiều, điểm chỉ trích không thực sự hợp lý thì sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm quá
29/2/2020 Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
mức. Một lần, hai lần không thông cảm cho nhau sẽ khiến những suy nghĩ khác len lỏi vào trong đầu, dễ khiến cuộc sống đi vào ngõ cụt.
7. Cả hai đều quá cố chấp, không chịu xuống nước
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hai vợ chồng đều một mực giữ quan điểm riêng thì sẽ chẳng thực sự giải quyết được vấn đề gì. Mọi thứ có thể tốt đẹp ở thời gian đầu nhưng sự khác biệt lâu dần sẽ xuất hiện, tạo nên lỗ hổng lớn trong cuộc hôn nhân.
8. Khác biệt về lý tưởng sống
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân ly hôn phổ biến hiện nay. Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
9. Vì mẹ chồng, mẹ vợ, người xung quanh 
Xung khắc trong gia đình không chỉ đơn thuần giữa vợ và chồng, mà có thể đến từ mẹ chồng, mẹ vợ, người thân trong gia đình và cả những người xung quanh. Nếu không giữ vững quan điểm về lối sống hay các vấn đề chung thì chỉ cần những lời tác động đơn giản, vu vơ từ người ngoài sẽ khiến hai vợ chồng xảy ra tranh cãi, hoặc chiến tranh lạnh.
10. Không thể có con chung 
Con cái là một trong những điều mà khi kết hôn cả hai vợ chồng đều mong muốn. Việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều, kỳ vọng có con trong xã hội hiện đại ngày càng cao dẫn đến lý do ly hôn.
11. Sinh con không theo ý muốn 
Rất nhiều vợ chồng muốn sinh con trai nhưng lại có con gái và ngược lại. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn tạo những dư chấn tâm lý nhất định trong lòng của mỗi người. Họ có thể đi đến quyết định ly hôn như một lối giải thoát để tiến đến với người mới, nhằm có được đứa con như ý.
12. Thường xuyên ở xa nhau 
Do công tác, gia đình hay rắc rối cá nhân khiến hai vợ chồng xa nhau, lâu dần dẫn đến tình cảm nhạt phai, hay ảnh hưởng đến kinh tế thường dẫn đến ly hôn.
13. Vợ, chồng yếu sinh lý

 

Tư vấn về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Kính gửi anh/chị! Tôi tên là T, sinh năm 1987, quê quán HN. Đầu năm 2012 tôi kết hôn với vợ tôi là H, sinh năm 1986, quê quán TN. Chúng tôi có 1 con gái chung tên là GT, sinh ngày 20/09/2012. Tháng 10/2016, do mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, chúng tôi đã Ly Hôn (Thuận tình). Thời điểm bấy giờ, do không muốn để ảnh hưởng nhiều đến con gái, nên tôi đã để thuận theo tình cảm mà đồng ý để con gái cho mẹ của cháu nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, khi cháu 5 tuổi, do mong muốn của con là được về ở với bố, nên trên thực tế cháu ở với tôi từ thời điểm đó đến nay. Lúc đó, do không muốn để ảnh hưởng gì đến tâm lý của con gái, nên tôi và vợ cũ chỉ thỏa thuận miệng với nhau về việc nuôi con, chứ không làm bất cứ giấy tờ ủy quyền nào cả. Thời gian gần đây, vợ cũ tôi nhiều lần gây khó dễ, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2 bố con, cụ thể là đòi con về để nuôi, vì trên giấy tờ khi Ly hôn là con theo mẹ. Vì vậy, điều tôi đang dự tính ở đây là kiện vợ cũ tôi để chính thức Giành lại quyền nuôi con cả về mặt thực tế cũng như trên Pháp Lý, vậy tôi phải làm những gì ? Tôi có tìm hiểu và được biết có thể giành lại quyền nuôi con dựa trên những điều kiện sau: 1.Khi con được trên 7 tuổi thì cháu được quyền tự chọn người được nuôi. 2. Về mặt nơi ở, tôi đang ở cùng Ông bà, nhà cửa đầy đủ, nơi ở ổn định, trong khi vợ cũ của tôi từ ngày Ly Hôn thì ra ngoài ở trọ nhưng không ổn định nơi ở, chuyển nhiều chỗ. 3. Về kinh tế, tôi có công việc đầy đủ, thu nhập ổn định. Trong khi vợ cũ tôi kinh doanh tự do, chưa kể phải lo nơi ở không ổn định. Thời điểm Ly hôn, vợ cũ tôi ko cắt hộ khẩu, nên hiện tại cô ấy và cả con gái tôi vẫn theo hộ khẩu của tôi. Vậy tôi có thể giải quyết ở địa phương theo hộ khẩu của tôi không? Và biết chắc rằng cô ấy cũng không có Sổ Tạm Trú ở đâu cả. Kính mong anh/chị giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới luatsugiadinh24h. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp có yêu cầu của người mẹ thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có căn cứ sau:
+) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Như vậy, vợ và chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Trường hợp, người vợ không đồng ý thay đổi người trực tiếp nuôi con thì bạn cần phải chứng minh người vợ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, môi trường giáo dục không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm sinh lý của con. Ở đây, bạn có thể chứng minh bằng việc: người vợ có chỗ ở không ổn định; về thu nhập của vợ; về môi trường sống không tốt… Đồng thời, người vợ phải cung cấp những bằng chứng để chứng minh căn cứ mình đưa ra. Trường hợp con trên 7 tuổi thì khi giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án cũng sẽ xem xét đến nguyện vọng của con.
Tòa án sẽ tiến hành xem xét những căn cứ bạn đưa ra và nguyện vọng của con trong trường hợp con trên 7 tuổi. Nếu những căn cứ đó là hợp lý và có cơ sở thì có thể Tòa án sẽ ra quyết định về thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Về hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Bản án/Quyết định ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, CMND của hai bên vợ chồng (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, bạn có thể nộp ở tòa án nơi vợ bạn cư trú. Trong trường hợp này, nếu không xác định được nơi tạm trú, bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án mà hai vợ chồng bạn đăng kí thường trú.

 

Chồng không đồng ý, vợ có tách hộ khẩu sau khi ly hôn được không ?

Thủ tục ly hôn đơn phương

Chào luật sư! E muốn Xin tư vấn về thủ tục tách hộ khẩu sau ly hôn như sau: Em và chồng đã ly hôn được gần 2 năm nay. Hiện tại em muốn tách khẩu riêng cho em và con ( đất đó là do 2 vợ chồng mua sau khi đã kết hôn ). Tòa án xử chia đôi mảnh đất đó nhưng chồng em không ký văn bản đồng ý tách khẩu. Nay nhờ luật sư tư vấn giúp em phải làm thế nào để tách hộ khẩu. Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư.



Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
  
Thứ nhất, về các trường hợp được tách khẩu.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006, những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm;
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
–  Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Chúng tôi không rõ chị nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay vợ chồng chị đã có hộ khẩu riêng, nhưng dù thuộc trường hợp nào thì chị cũng thuộc trường hợp được tách khẩu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thủ tục tách khẩu.
 1. Hồ sơ tách sổ hộ khẩu:
– Sổ hộ khẩu;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật cư trú.
2. Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu:
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Lệ phí:
Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu.
Thứ ba, trường hợp tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý.
Điều 23 Luật Cư trú cũng quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Trường hợp của chị, sau khi thay đổi chỗ ở hợp pháp “do ly hôn” nên khi chuyển đến nơi ở mới, chị phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Chị cần xét xem chị nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay vào hộ khẩu riêng của chồng? ai là chủ hộ? nếu chủ hộ là bố hoặc mẹ chồng thì chỉ cần được sự đồng ý bằng văn bản của bố hoặc mẹ chồng. Nếu chủ hộ là chồng thì cần phải có sự đồng ý của chồng bạn bằng văn bản.
Nếu chủ hộ không đồng ý, chị có thể làm đơn đề nghị đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi cư trú của chồng để trình bày về vấn đề trên và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng chị đồng ý cho chị tách khẩu.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Luật cư trú:
“Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định đ­ược phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.”
Nếu chồng chị không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;” (Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu hỏi thứ 2 – Hỗ trợ dịch vụ pháp lý về thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu cho con?
Chào bạn, Mình tìm thông tin trên internet thấy các bạn có tư vấn trường hợp làm đăng kí hộ khẩu cho con sinh ra ở nước ngoài.  Mình có 1 bé trai 19 tháng tuổi , sinh ra ở nước ngoài, có giấy khai sinh và hộ chiếu VN. Hiện giờ mình đã về VN nhưng vì mình bận đi làm nên không có thời gian đi đăng kí hộ khẩu cho con vào hộ khẩu của mình ở Khương Mai, Thanh Xuân. cho mình hỏi các bạn có làm dịch vụ này không và giá cả như thế nào?? Mình định làm qua dịch vụ nếu chi phí hợp lý thay vì phải mất 1 vài buổi đi làm giấy tờ này. Cho mình biết lại nhé. Cảm ơn bạn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng tới công ty Luật Minh Gia. Liên quan tới nội dung yêu cầu của bạn thì công ty không nhận dịch vụ làm thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu. Tuy nhiên, nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thì bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận tư vấn của công ty để được hỗ trợ tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký nhập khẩu cho con về ở với mẹ.

Bố ngoại tình con có được chia toàn bộ tài sản sau ly hôn không ?

Chào luật sư! Tôi có vấn đề muốn được sự tư vấn của luật sư: Bố tôi nhiều năm nay ngoại tình bên ngoài, bố không ở cùng người đó mà vẫn đi lại ở nhà. Do bố ngoại tình nên thường xuyên đánh mẹ. Vậy cần làm gì khi ly hôn ? bảo vệ tài sản cho mẹ khi ly hôn thế nào ? Cảm ơn!

 

 

1. Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn thê nào?

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Từ những thông tin bạn cung cấp và những quy định trên của pháp luật có thể thấy:

– Con bạn đã hơn 3 tuổi, vì vậy sẽ không còn được mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: cả hai con của bạn đều trên 7 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét đến nguyện vọng của các con bạn muốn ở với bố hay với mẹ.

Như vậy, nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó Điều 82 Luật HNGĐ 2014 cũng quy định Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Theo đó, nếu như bạn hoặc chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì cũng phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình, có quyền được cấp dưỡng và thăm nom con. Không ai có thể cản trở quyền này theo quy định để đảm bảo cho đứa trẻ có sự phát triển tốt nhất.

2. Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014thì tài sản chung của vợ chồng là:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”
Theo đó, thì bạn và chồng bạn đã cùng nhau xây dựng và tạo lập được nhà nghỉ có giá trị 20 tỷ đồng, cho dù đứng tên mẹ chồng bạn. Đây là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng bạn, do cả hai bạn cùng nhau xây dựng nên. Theo nguyên tắc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014 thì tài sản này sẽ được chia đôi. Điều 59 quy định cụ thể như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án”

3. Án phí ly hôn khi phân chia tài sản là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự “4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn”.Theo đó, nếu bạn khởi kiện ly hôn chồng, bạn sẽ phải nộp án phí sơ thẩm. Mức án phí dân sự sơ thẩm bạn phải nộp là 200.000 đồng.
Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng bạn còn phải chịu án phí chia tài sản chung đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia.
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống
200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

4. Thủ tục ly hôn gồm có những gì?

+ Hồ sơ bao gồm:
  • Đơn xin ly hôn theo mẫu.
  • Bản sao sổ hộ khẩu.
  • Bản sao chứng minh nhân dân.
  • Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu  tài sản chung cần chia).
  • Bản sao giấy khai sinh của con bạn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

5. Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương cần những điều kiện gì? Điều kiện ly hôn được quy định tại Điều 56 như sau:
  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”
Như vậy khi có những điều kiện thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật hôn nhân và gia đình và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.