Có thể kiện chồng thiếu trách nhiệm với gia đình không?

Có thể kiện chồng thiếu trách nhiệm với gia đình và con hay không?

Có thể kiện chồng thiếu trách nhiệm với gia đình và con hay không?

I. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Đối với các hành vi vi phạm quy định về chế độ một vợ, một chồng thì có thể kiện chồng vì thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hôn nhân hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. 

II. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn theo yêu cầu của 1 bên:

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…

– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;

– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;

– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

III. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương:

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

I. Một số khái niệm vè hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế.

Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế bao gồm các vấn đề kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ nuôi dưỡng, … có yếu tố nước ngoài. Cơ sở pháp lý được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Khi một bên chủ thể là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Khi căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài và phát sinh ở việt Nam. Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó.

– Tài sản liên quan đén quan hệ đó ở nước ngoài, tồn tại ở nước ngoài.

Như vậy, xuất hiện quan hệ hôn hân và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ làm xuất hiện xung đột pháp luật trong lĩnh vục hôn nhân và gia đình. Không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với vệc kết hôn và các quan hệ hôn nhân gia đình khác phát sinh giữa công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động, du lịch, … có thời hạn với nhau hoặc với công dân Việt Nâm cư trú trong nước.

Về xung đột pháp luật về quan hệ hôn hân và gia đình: Đây là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau đều có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ hôn nhân gia đinh có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là:

– Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài tất yếu liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

– Pháp luật về quan hệ nhân nhân gia đình của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau

II.Các quy định xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Về độ tuổi kết hôn:

Kết hôn có yếu tố nước ngoài thường phát sinh xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Ví dụ: Luật hôn gia đình Việt Nam quy định: nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi được quyền kết hôn nhưng Bộ luật dân sự Pháp quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 15. Bộ luật dân sự Nhật Bản lại quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 16 hay pháp luật Trung Quốc quy định nam từ 22, nữ từ 20 mới được quyền kết hôn. Như vậy độ tuổi kết hôn trong pháp luật các nước quy định rất khác nhau.

Về các hành vi bị nghiêm cấm

Pháp luật Việt Nam quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, nhưng ở Bulgari lại có quy định cấm kết hôn trong phạm vi bốn đời. Hay đối với một số vấn đề khác: ở nhiều nước, người vợ góa hoặc li dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá như ở Đức quy định là 10 tháng, ở Pháp là 300 ngày. Riêng vấn đề này Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam chúng ta không có quy định về thời gian giới hạn.

Về nghi thức kết hôn :

Về nghi thức kết hôn, pháp luật Việt Nam xây dựng rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, như: Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015, Thông tư 15/2015 hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123, Thông tư 02/2016 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Quy định ở các văn bản này không phải quy phạm xung đột để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng điều chỉnh nghi thức kết hôn mà nhà làm luật sử dụng các quy phạm thực chất, theo đó quy định cụ thể việc đăng ký kết hôn tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần trải qua những trình tự thủ tục như thế nào. Trước hết, về cơ quan có thẩm quyền cho đăng ký kết hôn, được quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

 Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hộ tịch”.

Điều này dẫn chiếu đến việc áp dụng Luật hộ tịch chứ không nêu ra cụ thể cơ quan có thẩm quyền. Tại Luật hộ tịch có quy định về ba cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 7, Điều 37) nơi cứ trú của công dân Việt Nam khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà có một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người nước ngoài, hai người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam; Cơ quan đại diện (Điều 7, Điều 53) đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 7, Điều 17) đối với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước ngoài cũng thường trú ở khu vực biên giới.

Có thể thấy, về giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam đi theo hai phương thức giải quyết xung đột khác nhau, trong khi Hiệp định tương trợ tư pháp sử dụng quy phạm xung đột thì pháp luật Việt Nam sử dụng các quy phạm thực chấp

III. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn :

Điều kiện kết hôn:

Điều kiện kết hôn là tất cả các quy định để một cuộc hôn nhân có giá trị về nội dung. Để giải quyết xung đột pháp luât về điều kiện kết hôn hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn hai hệ thuộc: luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú cả các bên chủ thể.

Đối với điều kiện kết hôn, tại Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Lào quy định: “trong việc kết hôn giữa công dân các nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện kết hôn quy định trong pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân. Trong trường hợp kết hôn tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết thì họ còn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hôn”. Như vậy nguyên tắc ở đây là mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà mình mang quốc tịch Lex patriae đồng thời áp dụng pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn Lex loci celebrationis. Tương tự, tại Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Liên Bang Nga cũng quy định: “Điều kiện kết hôn giữa công dân bên ký kết này với công dân bên ký kết kia phải tuân theo pháp luật của bên ký kết mà những người đó là công dân. Ngoài ra còn phải tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn”. Vẫn là hai nguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi tiến hành kết hôn được áp dụng trong Hiệp định này và cả các Hiệp định khác nữa. Có thể kết luận, việc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam với các bên ký kết thì sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà các bên là công dân và pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn và điều kiện kết hôn.

Ngoại lệ là đối với những nước áp dụng luật quốc tịch để xác định luật quốc tịch: Ví dụ: Pháp, Đức. Ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch thì các bên chủ thể cần phải tuân thủ luật của nước nơi tiến hành kết hôn.

Về nghi thức kết hôn :

Nghi thức kết hôn tiến hành kết hôn để cuôc hôn nhân có giá trị về mặt hình thức. Về mặt hình thức hầu hết các quốc gia áp dụng luật của nơi tiến hành nghi thức. Ngoài ra điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn còn được quy định trong các điều ước quốc tế. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được giải quyết như sau: Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”. Như vậy là nghi thức kết hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. Tương tự, Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina cũng quy định: “ Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”. Vận dụng nguyên tắc Lex loci celebrationis để giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn là quy định hợp lý và trung hòa được quyền cũng như lợi ích của các quốc gia thành viên Hiệp định tương trợ tư pháp.

Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam :

– Nguồn luật quy định:

  • Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước.
  • Các văn bản pháp luật việt nam hiện hành: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

Kết hôn theo quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp (Việt Nam- Nga, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Ba Lan, …)

Điều kiện kết hôn áp dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể. Ngoại lệ ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước nước mầ mang quốc tịch còn phải tuân thủ pháp luật của nước nơi tiên hành kết hành việc cấm kết hôn. Nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nơi tiến hành kết hôn. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì để xác định điều kiện kết hôn theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Kết hôn giữa công dân với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam luật áp dụng công dân Việt Nam tân thủ pháp luật Việt Nam, người nước ngoài tuân thủ pháp luật của nước mà người đó là công dân, ngoài ra còn phải tuân thủ pháp luật pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Mỗi bên sẽ tuân thủ luật nước ngoài với nhau hoặc mỗi chủ thể tuân thủ nước mình có quốc tịch nếu điều kiện tại Đại sứ quán của nơi đó ở Việt Nam. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài, cuộc kết hôn sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu việc kết hôn đó đó phù hợp với pháp luật nước nơi tiến kết hôn và công dân Việt Nam không vận chung quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết kết hôn.

Ngoại lệ của việc này được quy định tại Điều Điều 126 nếu vi phạm pháp luật Việt Nam vào thời điển kết hôn nhưng vẫn được công nhận. Nếu bào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả đã được khắc phục. Việc công nhận kết hôn đó là để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trả em. Nghi thức kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật việt Nam. Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của công dân nước ngoài trong trường hợp hai người nước ngoài kết hôn với nhau. Ngoại lệ là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới với công dân nước làng giềng.

Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực?

Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?

Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?

I. Hôn nhân/Kết hôn là gì?

Kết hôn là quyền của công dân khi muốn xác lập quan hệ với chồng khi thỏa mãn các điều kiện về kết hôn. Cụ thể được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, sau khi đáp ứng được những điều kiên trên, nam nữ tiến hành việc đăng ký kết hôn. Hành vi này cũng làm phát sinh quan hệ hôn nhân và được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình.

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2012

Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

II. Ký hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong những tấm gương điển hình cho việc thực hiện ký kết hợp đồng hôn nhân trước khi đăng ký. Ông chia sẻ “Tôi khuyên các bạn nên có bản hợp đồng tiền hôn nhân, đó không phải là việc bạn có tin tưởng vào người bạn đời của mình hay không. Mà đơn giản đó chỉ là việc tránh những cái rắc rối về sau”.

Vậy, hợp đồng tiền hôn nhân ở phương Tây vô hình chung được hiểu là những thỏa thuận của đôi bên về vấn đề tài sản, các vấn đề liên quan đến đời sống thậm chí là con cái trước hôn nhân. Đây được xem là một trong những tiến bộ của các nước đang phát triển và cũng có thấy rằng lợi ích của việc ký một hợp đồng hôn nhân như thế trước khi đăng ký. Chúng ta sẽ ít thấy đi những tranh chấp về tài sản, con cái sau ly hôn vì bản hợp đồng chính là một căn cứ thể hai bên tuân thủ.

Tại Việt Nam, thực tế việc ký hợp đồng hôn nhân là việc không mấy ai thực hiện về quan điểm vấn đề về tài sản khá “nhạy cảm” trong hôn nhân luôn tồn tại trong tiềm thức người Việt. Mặc dù vậy, tư tưởng phương Tây cũng là phần được hợp pháp hóa tại Việt Nam. Cụ thể tại Điều 47 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Theo đó, đây có thể coi là một hành lang pháp lý mở đầu cho những thỏa thuận tiền hôn nhân tại Việt Nam. Các vấn đề về tài sản trong quy định trên được cụ thể hóa tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
d) Nội dung khác có liên quan.
2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Cụ thể bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

Có thể thấy, các nội dung được thiết lập trong thỏa thuận chung về tài sản được quy định rõ ràng. Thời điểm thiết lập này được thực hiện trước thời kỳ hôn nhân, được lập thành văn bản và phải có công chứng. Nội dung hợp đồng này hoàn toàn hợp pháp theo quy định và được công nhận và thực hiện.

Có thể thấy rằng, khác với phương tây thì pháp luật Việt Nam ngoài việc các bên có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản còn vấn đề khác liên quan đến con cái, đời sống,..thì chưa hề có quy định. Các thỏa thuận này được lập thì không được công nhận về mặt pháp lý.

III. Khi nào thì hợp đồng hôn nhân có hiệu lực?

Theo quy định tại Điều 47 có quy định rằng khi thỏa thuận được lập thành văn bản và có công chứng thì hợp đồng này sẽ có hiệu lực pháp luật.

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn

IV. Ký hợp đồng hôn nhân có lợi như thế nào?

Có thể thấy không chỉ thuận lợi trong việc dễ dàng hơn trong việc phân định tài sản trong hôn nhân mà kể cả sau ly hôn, quy định về thỏa thuận ly hôn cũng khiến cho quá trình ly hôn diễn ra dễ dàng hơn. Tòa án sẽ căn cứ vào bản thỏa thuận để xác định xem đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng để chia theo quy định.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Tặng cho đất cho con sau ly hôn có đòi được không?

Tặng cho đất cho con sau ly hôn có đòi được không?

I. Tặng cho đất cho con sau ly hôn có đòi lại được không? Thẩm quyền giải quyết ly hôn?

Theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

“Hợp đồng tặng cho đất sau ly hôn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

II. Các con có thể được chia tài sản sau khi đã ly hôn ?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định ” Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định ”

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Nhiều trường hợp không nói rõ về tài sản thuộc sở hữu chung của bố mẹ hay của các con. Nếu tài sản là tài sản chung của bố mẹ tặng cho con sau ly hôn nay tiến hành chia thì có thể căn cứ chia theo quy định về việc sở hữu tài sản chung của 2 người. Các con chứng minh được công sức đóng góp của mình thì có quyền chia.

III. Đất được bố mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn có phải chia đôi?

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Nguyên tắc chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn quy định cụ thể tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

IV. Tư vấn về hưởng quyền lợi sau khi ly hôn? Bố mẹ có tặng cho đất cho con sau ly hôn được không?

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo thông tin bạn cung cấp thì sau khi cưới,căn nhà đang ở có sổ hồng mang tên chồng bạn, không có thông tin gì thêm về việc góp tiền mua nhà giữa hai vợ chồng. Cho nên sẽ có hai trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1: Căn nhà đó được mua do tiền chung của 2 vợ chồng thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng.

Điều 34, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Trường hợp 2: Căn nhà đó được mua bằng tiền riêng của chồng bạn.

Điều 43, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

 

Việc tách hộ khẩu sau ly hôn thực hiện như thế nào?

Việc tách hộ khẩu sau ly hôn thực hiện như thế nào?

I. Việc tách hộ khẩu sau ly hôn thực hiện như thế nào?

Muốn tách hộ khẩu chồng sau ly hôn mà không có sự đồng ý của chồng thì không thể được vì theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 có quy định:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

II. Giải quyết trường hợp chồng đòi mang con về khi đang chờ Tòa xét xử ly hôn?

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì khi giải quyết ly hôn quyền nuôi con đương nhiên thuộc quyền nuôi dưỡng của người vợ theo quy định khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014.

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

III. Có cần nộp đơn xin ly hôn ra xã để xin xác nhận không?

Theo quy định hiện nay thì ly hôn không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã mà vợ/chồng có thể làm đơn gửi trực tiếp lên tòa án nhân dân cấp quận, huyện để yêu cầu tòa án giải quyết. Cụ thể, Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Nếu vợ chồng bạn có thể thỏa thuận được với nhau về các vấn đề thì thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn, còn nếu không thì vợ/chồng phải giải quyết ly hôn đơn phương và thời gian có thể sẽ kéo dài hơn.

Giải thích lý do con người thích nhau

Giải thích lý do con người thích nhau

Giải thích lý do con người thích nhau.

  • Giải thích lý do con người thích nhau.

I. Sự gần gũi

Ông bà ta có câu ‘Nhất cự ly, nhì tốc độ’ thì thực ra nó cũng đúng đấy. Trong tâm lý có một hiệu ứng gọi là Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.) Đây là hiệu ứng tâm lý mà chúng ta sẽ thích điều ta tiếp xúc thường xuyên. Bạn có thể không thích 1 người, nhưng tiếp xúc nhiều bạn sẽ chấp nhận và dễ thích họ hơn. Bạn có thể không thích 1 bài hát, nhưng nghe nhiều sẽ dần thích nó hơn. Hiệu ứng này đặc biệt xài nhiều trong quảng cáo, tiếp thị. Đó là cứ lặp đi lặp lại tên nhãn hiệu để người dùng quen thuộc sản phẩm đó. Vậy nên bạn trai nào muốn tiếp cận cô gái nào thì nên tìm cách có điều kiện ở trong tầm nhìn của người kia nhiều hơn. Chú ý là nên hành động tự nhiên, như thể tình cờ chứ đừng làm mình trở thành kẻ bám đuôi nha. Bên cạnh đó, ở đây cũng nên hiểu rộng ra chút là gần gũi không chỉ dựa trên không gian mà còn cả thời gian nữa. Nếu 2 bên dành thời gian cho nhau nhiều thì cho dù không ở gần vẫn có thể gắn bó với nhau. Ngày nay nhờ facebook hay các mạng xã hội mà chúng ta vẫn có thể có cảm tình với người mình thường xuyên trò chuyện trên mạng nhờ dành thời gian cho nhau.

II. Sự hấp dẫn thể chất.

Cái này thì dễ hiểu rồi, ai cũng thích cái đẹp mà. Ngoại hình có thể không phải là tất cả. Tuy nhiên nếu trong trường hợp không có hoàn cảnh hay điều kiện tiếp xúc với nhau như học chung lớp, đồng nghiệp… thì ngoại hình là yếu tố khiến chúng ta có mong muốn tiếp xúc để tìm hiểu người kia hơn. Có 3 cái quan trọng trong hấp dẫn thể chất. Đó là:

Khuôn mặt : Các nhà nghiên cứu tìm hiểu ra bạn không cần phải quá đẹp như các siêu mẫu hay diễn viên. Mà một khuôn mặt đẹp thì đơn giản là cần sự ‘cân đối’ hay ‘đối xứng’.

Mùi: Trong một nghiên cứu thì các nhà tâm lý cũng phát hiện ra chúng ta sẽ thích người có mùi khác mình hơn. Các bạn có thể hiểu đại khái đây là mùi tự nhiên của mỗi người và chúng ta sẽ không thích những người có mùi giống mình như ba, mẹ hay họ hàng. Đây là một cách để tự nhiên hạn chế việc lai giống gần.

Cơ thể: Cái này thì chủ yếu là nữ giới để ý cơ thể nên có tỷ lệ eo-hông là (đây là tỷ lệ giúp cho việc sinh con gần như là tốt nhất). Đối với nam giới thì bạn không cần phải có ngực 6 múi, nhưng nên có sức khỏe và thân hình khỏe mạnh để người phụ nữ cảm thấy có thể nương tựa là được. Điều quan trọng vẫn là thần thái (năng lượng mình tỏa ra) phải tích cực và mạnh mẽ.

III. Càng giống nhau càng dễ thích nhau:

Chúng ta thường thích người có thái độ và quan điểm giống với mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự giống nhau hấp dẫn chúng ta hơn so với sự khác nhau (Bercheid và Reis, 1998). Đơn giản ví dụ như bạn và 1 người khác đang tranh luận. Nếu có ai đó cùng quan điểm với bạn, bạn sẽ dễ thích người đó hơn. Cho dù bạn có cố gắng khách quan nhất thế nào đi chăng nữa.

Vậy nên trong mối quan hệ, khởi đầu hãy cố gắng tìm ra điểm giống nhau, và tập trung vào điều đó để phát triển mối quan hệ.

IV. Yêu người yêu mình:

Chúng ta có xu hướng thích người thích mình. Nếu bạn có thích ai, hãy thể hiện mình thích họ, nhưng mà nhẹ nhàng tinh tế thôi. Điều này cũng sẽ khiến họ có xu hướng thích lại bạn hơn. Vậy nên đừng chỉ lúc nào cũng giữ tình cảm cho riêng mình nhé. Đôi khi việc thể hiện cái thích thuần tùy, không kỳ vọng tình cảm nam nữ sẽ rất có hiệu quả đó.

V. Sự chuyển hướng kích thích

Hiệu ứng “lẫn lộn kích thích” (Misattribution of arousal) là hiện tượng chúng ta sai trong việc nhìn ra điều gì khiến bản thân thấy kích thích. Một ví dụ phổ biến là khi sợ, chúng ta lại thường dễ nhầm tưởng đó là cảm giác yêu thích với người ở bên cạnh mình khi đó.

Đây là lý do tại sao khi cùng nhau vượt qua những việc khó khăn, nguy hiểm thì mình dễ cảm nắng hơn . Ngoài ra là những việc như cùng nhau đi xem phim ma, chơi trò chơi cảm giác mạnh cũng dễ khiến mình thích người đi cùng hơn.

Tuy nhiên là những cảm xúc này thi thường ngắn hạn và dễ trôi đi nếu thiếu sự tiếp tục vun đắp sau đó.

VI. Tính cách và tâm hồn.

Ngoài những điều ở trên thì tính cách và tâm hồn một người thường là lý do chính mà chúng ta thường sẽ quyết định gắn bó một người lâu dài hơn. Nghiên cứu chỉ ra cả phụ nữ và nam giới đều đánh giá cao những đặc điểm như: sự hài hước, ấm áp, tốt bụng,…Ở họ có cái gì đó khiến ta cảm thấy được an toàn và được thoải mái khi ở bên.

Nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu, hãy tìm cách tiếp cận, gần gũi nhiều người, chăm sóc cho vẻ bề ngoài của mình và đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn mình nhé !

VII. Giải thích lý do con người thích nhau.

Phương pháp 1: Nhận biết các dấu hiệu bạn đang phải lòng một ai đó:

Một trong những cách hay nhất để đoán biết bạn thích ai đó là dành thời gian chỉ riêng hai người bên nhau. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên và trôi chảy, người ấy khiến bạn cười, và khi ra về lòng bạn lâng lâng vui sướng, vậy thì đó là dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy bạn đã phải lòng người ấy. Giải thích lý do con người thích nhau.

Giải thích lý do con người thích nhau.

  • Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi ở bên ai đó, hoặc họ có vẻ xa cách trong suốt buổi hẹn hò, có lẽ là giữa hai bạn không có sự kết nối.
  • Bạn không phải áy náy khi muốn chấm dứt với người đó sau một cuộc hẹn không để lại cho bạn cảm giác vui vẻ. Xét về lâu dài, như vậy là bạn không làm lãng phí thời gian và công sức của cả hai bên.

Để ý xem bạn có cảm giác háo hức khi người ấy gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn không. Nếu bạn nhảy bổ đến điện thoại khi nhận được tin nhắn của người ấy và không bao giờ để cuộc gọi của họ chuyển sang hộp thư thoại, đó là một dấu hiệu nói lên rằng bạn rất thích người ấy. Cho dù có bận đến mấy, bạn cũng muốn gửi tin nhắn chỉ để người ấy biết rằng bạn đang nghĩ về họ

  • Nếu người ấy nhắn tin mà bạn thường không có hứng thú đáp lại hoặc chẳng có gì để nói, có thể bạn chỉ xem họ là bạn bè.

Nhận biết mỗi khi bạn nhìn thấy những sự vật nhắc nhớ bạn về người ấy.

  • Nếu nhìn đâu bạn cũng thấy những thứ khiến bạn nghĩ về họ thì có lẽ là bạn bị hớp hồn rồi đấy. Chú ý xem một ngày có bao nhiêu lần bạn kể cho người ấy nghe những chuyện mà bạn nghĩ họ sẽ thích, và bao nhiều lần bạn kể cho bạn bè và người thân nghe những câu chuyện thú vị hoặc những sự việc liên quan đến người ấy.
  • Dành thời gian ở bên cạnh những người khác để xem liệu bạn có nhớ người ấy không. Khi đi chơi với bạn bè hoặc ở bên cạnh gia đình, bạn sẽ có thời gian vui vẻ giữa những người thân yêu. Nếu bạn phát hiện thấy mình thầm ước gì có người ấy ở đó, hoặc chỉ muốn liên tục nhắn tin cho họ để kể về mọi chuyện diễn ra trong ngày, vậy thì đúng là bạn rất thích người ấy rồi.
  • Nếu bạn không thấy nhớ nhung người ấy khi bạn ở bên cạnh những người khác, hãy hỏi tại sao. Có thể bạn chỉ vì bận rộn mà quên nghĩ về họ, hoặc có thể bạn quan tâm đến người ấy chỉ vì bạn không thích cô đơn. Hãy cố gắng thành thật với bản thân về cảm giác của bạn.
  • Để ý xem khi nhận được tin dù tốt hay xấu, người đầu tiên bạn muốn thông báo có phải là người ấy không. Sự hiện diện của người kia để cùng bạn vui trước những tin mừng và cùng đối mặt với những tình huống khó khăn là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ tình cảm. Nếu có chuyện quan trọng nào đó xảy ra trong cuộc đời bạn, hãy chú ý xem người mà bạn gọi điện hoặc nhắn tin đầu tiên sẽ là ai. Nếu đó chính là người ấy thì có lẽ là bạn tin tưởng và quý mến họ rất nhiều.
  • Bố mẹ và bạn thân có thể là những người ngoại lệ mà bạn chia sẻ trước nhất. Tuy nhiên, người ấy phải là một trong số những người mà bạn liên lạc đầu tiên khi có chuyện gì đó xảy ra với bạn.

Phương pháp 2: Kiểm tra sự tương hợp giữa hai người:

Nghĩ xem liệu hai bạn có chia sẻ chung các giá trị, mối quan tâm và ước vọng hay không. Nhiều khi có những vấn đề khiến người ta không thể hẹn hò nhau, chẳng hạn như các quan niệm khác biệt về hôn nhân, ý thích cá nhân và nhiều thứ khác nữa. Những câu hỏi mà bạn đặt ra cho đối tượng hẹn hò về giá trị đạo đức, sở thích và dự định về tương lai sẽ tiết lộ cho bạn biết liệu hai bạn có phải là một cặp tâm đầu ý hợp hay không, đồng thời cũng cung cấp manh mối về các vấn đề có thể nảy sinh.

  • Ví dụ, bạn có thể hỏi người ấy, “Anh cho rằng điều gì là quý giá nhất trong tình bạn?” hoặc “Theo em thì những chuyện gì không nên lấy ra để đùa?”
  • Nếu cảm thấy có thể tiến xa hơn, bạn hãy hỏi, “Anh tìm kiếm điều gì ở một mối quan hệ?” hoặc, “Theo em thì một người yêu lý tưởng sẽ như thế nào?”
  • Đừng quên rằng những điều nho nhỏ như vậy đôi khi rất quan trọng. Bạn có thể hỏi “Em thích làm gì vào cuối tuần?” hoặc “Anh thích đi cắm trại trên núi hay đi chơi biển?” để xem hai bạn có hợp nhau về sở thích nói chung không.

Chạm vào cánh tay hay bàn tay của người ấy để đánh giá mức độ hấp dẫn về thể xác giữa hai người. Thật khó mà duy trì mối quan hệ yêu đương với một người không khiến bạn có cảm giác thu hút về giới tính. Cái chạm nhẹ lên cánh tay hoặc bàn tay của người ấy sẽ cho bạn biết liệu họ có thoải mái khi ở bên cạnh bạn không, và cảm giác của bạn khi ở gần người ấy là như thế nào. Nếu bạn hoàn toàn không có ham muốn chạm vào người ấy, có lẽ hai bên chỉ thích hợp làm bạn bè.

  • Nếu người ấy có vẻ không thoải mái khi bạn chạm vào thì đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa sẵn sàng cho mối quan hệ.
  • Lắng nghe linh cảm và trực giác mách bảo về sức hấp dẫn thể xác. Nếu bạn không có cảm giác rạo rực muốn chạm vào người ấy hoặc ngồi gần họ thì có lẽ là bạn chưa thực sự rung động.

Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

I. Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

Về quyền nuôi con:

Quyền nuôi con được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

– Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

– Điều kiện tài chính đảm bảo cho bé tốt hơn người chồng;

– Điều kiện học tập, sinh hoạt đảm bảo cho bé tốt hơn

– Thời gian dành cho các bé nhiều hơn người chồng nếu như các bé sống cùng cha;

– Xem xét đến nguyện vọng của các bé….

– Xem xét đến việc quan tâm, hiểu các bé…

-Giành quyền nuôi con khi chồng đánh đập, ngoại tình

Do đó, để có thể giành được quyền nuôi con Qúy khách cần đảm bảo được các Quyền lợi tốt nhất cho các bé cao hơn so với cha của các bé.

II. Về vấn đề tài sản:

Vào thời điểm hiện tại, theo thông tin Qúy khách cung cấp, tài sản của hai vợ chồng Qúy khách tạo lập được gồm: công ty do chồng là người đại diện theo pháp luật, 3 chiếc ô tô, 103 ngôi nhà . Còn cá nhân thì có 5 chiếc xe máy đứng tên chồng Qúy khách.

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định này, tất cả những tài sản do vợ, chồng Qúy khách tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu phân chia của Qúy khách khi Qúy khách chứng minh được sự tồn tài của tài sản đó. Tức là Qúy khách có giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản đứng tên của Qúy khách/chồng Qúy khách/đứng tên cả hai vợ chồng và tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng Qúy khách.

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Nếu hai vợ chồng Qúy khách không tự thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Qúy khách có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Khi Tòa án giải quyết, Tòa án sẽ áp dụng Khoản 2 Điều luật trên để giải quyết, cụ thể:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

 

Nạo, phá thai có vi phạm pháp luật không?

Nạo, phá thai có vi phạm pháp luật không?

Nạo, phá thai có vi phạm pháp luật không?

I. Nạo, phá thai có vi phạm pháp luật không?

Nạo phá thai là gì?

Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.

Đa số nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là do người phụ nữ chưa có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh:

  • Đang trong độ tuổi đi học
  • Chưa có kế hoạch sinh con
  • Vỡ kế hoạch công việc như đi công tác, du học
  • Bị hiếp dâm

Nguyên nhân còn lại là do bất đắc dĩ, bắt buộc người phụ nữ phải phá thai, bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v
  • Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, v.v

Tất cả các nguyên nhân  nạo phá thai trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả các biện pháp tránh thai an toàn như:

  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục
  • Dùng bao cao su không đúng cách
  • Vòng tránh thai quá thời hạn
  • Vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá thời hạn, không còn đạt hiệu quả tránh thai

Nạo, phá thai có vi phạm pháp luật ? Phá thai là tình trạng thai kỳ kết thúc sớm do sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Chỉ những bác sĩ có giấy phép mới thực hiện được các thủ thuật này. Ngoài ra, tại phần VII – Phá thai an toàn của Quyết định số 4620/QĐ-BYT đã nêu: “Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai như sau:

Điều 44. Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.

1. Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.”

Dù được ban hành đã lâu (29 năm), nhiều điều khoản trong đó có thể đã không còn phù hợp với thay đổi của thực tiễn, tuy nhiên, Luật này vẫn đang còn hiệu lực pháp lý, chính vì vậy, đây vẫn là cơ sở để thừa nhận quyền nạo, phá thai của phụ nữ. Như vậy, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép người phụ nữ được phép phá thai, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhất định mà pháp luật nghiêm cấm không được phép phá thai.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: “Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác” là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, nhưng nghiêm cấm phá thai vì giới tính của thai nhi.

Ngoài ra, theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.

Theo các quy định trên, mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi, phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đều bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị … theo quy định chi tiết tại Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Nếu bạn vi phạm quy định về phá thai thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 84. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”.

Như vậy, nếu bạn không vi phạm các điều cấm của pháp luật về việc phá thai và thai nhi của bạn nay mới được 6 tuần tuổi, do đó, bạn có quyền được phá thai, đây là sự lựa chọn của riêng bạn. Cũng phải lưu ý rằng, hành động nạo phá thai có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, tâm lý và nguy hiểm hơn là tính mạng của người phụ nữ. Việc phá thai phải được thực hiện ở những cơ sở y tế hợp lệ và có giấy phép của nhà nước, chứ không phải là có quyền phá thai ở bất cứ nơi nào và bằng bất kỳ cách gì. Cho nên, trước khi đưa ra quyết định phá thai bạn cũng cần phải suy nghĩ cho kỹ, đứa trẻ trong bụng không có lỗi, nó là giọt máu của bạn, bạn không nên tước đi mạng sống của con mình.

II. Hậu quả của việc nạo phá thai

Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Do đó, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ. Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:

Hậu quả của việc nạo phá thai sớm

Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:

  • Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu, v.v
  • Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

Hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:

  • Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
  • Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng
  • Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.
  • Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.
  • Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai, trong đó trước hết xuất phát chính từ giới trẻ. Giới trẻ hoặc thiếu kiến thức, hoặc không làm chủ được mình, hoặc thích cuộc sống hưởng thụ, buông thả, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Và có vô vàn các lý do được các bạn trẻ đưa ra để ngụy biện cho hành động của mình.

Về phía gia đình, với sự phát triển của nền kinh tế, cha mẹ mải mê theo công việc nên ít có thời gian để chăm sóc con cái. Nhiều gia đình phó mặc con cho nhà trường và xã hội, đến khi phát hiện con mình có thai thì đã muộn. Cha mẹ cũng ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con cái, chưa trở thành người đồng hành để chia sẻ. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, các cơ sở y tế tư nhân, thậm chí ngay tại các bệnh viện phụ sản cũng coi chuyện phá thai là chuyện rất bình thường. Các cơ sở y tế tư nhân thì “cổ vũ” cho chuyện phá thai, còn trong các bệnh viện, việc các y bác sĩ, động viên, tư vấn, khuyên can người phá thai là rất ít

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn?

Có quan hệ họ hàng có kết hôn được không?

I. Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con?

Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

1. Vấn đề vợ/chồng muốn vắng mặt khi Tòa tiến hành xét xử ly hôn:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, khi vợ/chồng có đơn đề nghị Xét Xử vắng mặt thì tòa sẽ tiến hành xét xử bình thường. Trường hợp vợ/chồng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án.

2. Quyền nuôi con:

Căn cứ theo điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Để được nuôi con vợ/chồng cần chứng minh rằng vợ/chồng có đủ các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần cho con như hợp đồng lao động, bảng lương. Ngoài ra bạn còn có thể đưa ra các bằng chứng rằng chồng bạn là người vũ phu, hay sử dụng bạo lực, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Trường hợp vợ/chồng bạn đe dọa làm ảnh hưởng đến vợ/chồng thì bạn có thể làm đơn ra cơ quan công an để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ/chồng.

II. Giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nếu vợ/chồng có căn cứ về việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình thì vợ/chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

III. Quyền nuôi con sau ly hôn được xác định thế nào?

1. Về quyền ly hôn:

vợ/chồng muốn ly hôn nhưng người còn lại không đồng ý và 2 con của vợ/chồng đều đã lớn (trên 1 tuổi) nên vợ/chồng hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân & gia đình 2014:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Khi đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồng để ra phán quyết theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân & gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của 1 bên. “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Để được tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương thì cần phải có căn cứ ly hôn, căn cứ ly hôn trong trường hợp này bao gồm:

+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc

+ Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

Như vậy , trong trường hợp này, nếu như một trong hai bên vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì người chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án cho mình ly hôn đơn phương

Tình trạng hôn nhân trầm trọng ở đây được hiểu là :

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

2. Về quyền nuôi con:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Từ những quy định trên, có thể rút ra một số điều:

– Bạn có hai con, một cháu hơn 3 tuổi và một cháu hơn 1 tuổi. Cháu 1 tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi còn cháu hơn 3 tuổi sẽ không còn được mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Vậy nên cơ hội được nuôi con của hai vợ chồng ngang bằng như nhau.

– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

– Bên cạnh đó, Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Ly hôn khi chồng ngồi tù? Ly hôn đơn phương?

Ly hôn khi chồng ngồi tù? Ly hôn đơn phương?

Ly hôn khi chồng ngồi tù? Ly hôn đơn phương?

I. Ly hôn khi chồng ngồi tù? Ly hôn đơn phương?

1. Về quyền ly hôn khi chồng đang ngồi tù:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”. Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn:

* Về thủ tục hồ sơ gồm:

– Đơn trình xin ly hôn.

– Thẻ căn cước hoặc CMND/ Bản sao hoặc Hộ chiếu;

– Hộ khẩu (sao y bản chính);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh tài sản của 2 vợ chồng (nếu có tranh chấp);

* Về trình tự, thủ tục:

Bước 1: Bạn nộp đơn ly hôn tại Tòa Án Nhân Dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của hai vợ, chồng;

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện;

Bước 3: Nộp biên lai phí tạm ứng án phí cho tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

II. Thủ tục ly hôn đơn phương?

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Đồng thời, Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Căn cứ vào các quy định này thì khi bạn muốn đơn phương ly hôn, bạn sẽ nộp đơn tại nơi mà vợ (chồng) của bạn đang cư trú để Tòa án nhân dân cấp Quận/Huyện sẽ tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn của bạn. Nếu không có nơi cư trú chung thì sẽ tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp Quận/Huyện nơi mà hai vợ chồng bạn thỏa thuận, và thỏa thuận này phải bằng văn bản gửi kèm theo hồ sơ để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Thuận tình ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, ly hôn và chia tài sản khi ly hôn

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

– Bảo sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng

– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có)

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng (nếu có)

– Nộp hồ sơ: tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

III. Thủ tục ly hôn đơn phương khi không có chứng minh nhân dân bản sao của vợ?

– Cơ quan có thẩm quyền: theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn xin ly hôn của chị cần được gửi đến Tòa án cấp huyện nơi chồng chị đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú), làm việc.

– Phân chia tài sản sau ly hôn: Vấn đề này được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

…”

IV. Ly hôn đơn phương và phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn?

– Về hồ sơ ly hôn đơn phương: Hồ sơ sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu không biết nơi cư trú, làm việc thì sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng. Bạn có thể tham khảo chi tiết từ các bài viết tương tự ở trên.

– Về giành quyền nuôi con 17 tháng tuổi:

Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 07 tuổi trở lên).

Theo quy định trên, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện tốt cho việc chăm sóc con thì bạn có thể giành được quyền nuôi con.