Giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn

quyen nuoi con

Hỏi: Tôi và anh đã cưới nhau được 2 năm và có chung 1 cháu gái nhỏ năm nay được gần 1 tuổi. Tuy nhiên, từ sau khi kết hôn tôi mới biết được chồng tôi là người thế nào. Anh thường xuyên đi uống rượu với đám bạn, gần như đêm nào về nhà cũng đánh đập và nhục mạ tôi. Tôi đã làm đơn xin ly hôn lên Toà nhưng thời gian giải quyết phải tầm 4-6 tháng nữa.

Tôi và anh đã cưới nhau được 2 năm và có chung 1 cháu gái nhỏ năm nay được gần 1 tuổi. Tuy nhiên, từ sau khi kết hôn tôi mới biết được chồng tôi là người thế nào. Anh thường xuyên đi uống rượu với đám bạn, gần như đêm nào về nhà cũng đánh đập và nhục mạ tôi. Tôi đã làm đơn xin ly hôn lên Toà nhưng thời gian giải quyết phải tầm 4-6 tháng nữa.

… Bây giờ tôi rất muốn đưa con về nhà ngoại nuôi nhưng phía gia đình anh lại cương quyết không đồng ý. Tôi nên làm thế nào, mong luật sư tư vấn giúp tôi! (Nga , Hà Nội)

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, câu hỏi của bạn Luật sư của công ty Luật Multi Law xin được trả lời như sau:

Pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Tuy nhiên bạn có thể thỏa thuận với gia đình chồng về việc ai là người trực tiếp chăm sóc con trong thời gian chờ đợi Tòa án giải quyết vụ án ly hôn. Bạn cũng có thể nhờ tới các đoàn thể, tổ chức ví dụ tổ dân phố, hội phụ nữ…nhờ họ khuyên giải gia đình chồng giao con cho mẹ chăm sóc vì cháu còn quá nhỏ, rất cần có sự chăm sóc của người mẹ.

Bởi pháp luật Việt Nam rất có tình nên đương nhiên sẽ ưu tiên quyền lợi của trẻ nhỏ. Con bạn có quyền và nên được sống với người có khả năng chăm sóc cho cháu tốt hơn. Cân nhắc giữa bạn và người chồng của bạn (với những thói quen có hại và thực tế là anh ta không giúp được nhiều trong việc chăm sóc con còn nhỏ) thì bạn có lợi thế hơn rất nhiều.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng chồng (hoặc gia đình chồng) ngược đãi cháu bé, bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời  tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) là “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” theo quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII”Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự

“1.2. Chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cá nhân, cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 này mới có quyền yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS:

Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Toà án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của đương sự;”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi, nếu còn khó khăn gì bạn hãy cứ mạnh dạn liên hệ theo đường dây nóng để được giúp đỡ tư vấn kịp thời.

Con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Ai được quyền nuôi con dưới 1 tuổi?

quyen nuoi con duoi 3 tuoi

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Vợ có quyền ly hôn khi con dưới 1 tuổi không?

Theo nguyên tắc chung, kết hôn và ly hôn là quyền của nam nữ. Khi đời sống hôn nhân giữa vợ chồng không có tiếng nói chung thì cả 2 vợ chồng hay những người thân thích khác theo quy định pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 1 tuổi, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng. Vào thời điểm này, nếu chồng nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn của chồng bạn. Pháp luật không có quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ.

Vậy, con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Đối chiếu với quy định trên vào trường hợp cụ thể, khi đang nuôi con dưới 1 tuổi thì bạn là vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ đơn phương ly hôn.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì căn cứ đơn phương ly hôn bao gồm: căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ai được quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn?

Vậy khi bố mẹ ly hôn, con sẽ theo ai? Quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn giải quyết như thế nào? Về nguyên tắc, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình có quy định, đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện cần thiết để nuôi con hoặc theo thỏa thuận khác của cha mẹ phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trong trường hợp con dưới 1 tuổi, khi có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết về việc nuôi con áp dụng theo nguyên tắc như quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Theo đó, sẽ ưu tiên giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ.

Trừ trường hợp xét thấy người mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc vợ chồng thỏa thuận để người cha trực tiếp nuôi con thì Tòa án xem xét quyết định giao con cho người cha.

Khi vợ chồng ly hôn mà con đang 09 tháng tuổi thường sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ. Tuy nhiên người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con.

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

quyền nuôi con

I: Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con và có yêu cầu tòa án giải quyết việc phân định quyền nuôi con.

II: Những tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn thường gặp

1. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.

2: Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 36 tháng tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:

Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.

3: Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi

Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi  thì việc xem xét nguyện vọng của đứa trẻ sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa quyết định về việc trao quyền nuôi con cho ai.

4: Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Quyền nuôi con dưới 5 tuổi khi ly hôn

quyen nuoi con

1: Căn cứ ly hôn

“Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

1.Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  1. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3.Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn nhưng phải dựa trên các căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật.

1.1: Căn cứ ly hôn thuận tình

Đối với thuận tình ly hôn, là sự tự nguyện ly hôn thật sự của hai vợ chồng và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

1.2: Căn cứ ly hôn đơn phương

Đối với yêu cầu ly hôn của một bên hay ly hôn đơn phương, căn cứ ly hôn đó là:

Thứ nhất: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

Thứ hai: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức là làm chủ hành vi của mình.

Thứ ba: vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

2: Quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn

Trường hợp của bạn không rơi vào quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, mà con đã được 5 tuổi. Như vậy, vợ chồng bạn bình đẳng về giành quyền nuôi con. Nguyên tắc là vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu bạn muốn nhận nuôi con thì có thể thỏa thuận với vợ, vợ đồng ý thì Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.

Còn nếu không thỏa thuận được, theo quy định tại khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên…

Đối với con dưới 7 tuổi, quyền nuôi con dựa trên việc Tòa án cân nhắc những điều kiện sau nhưng không cần lấy ý kiến của con:

  • Thứ nhất, về vật chất: Ăn, ở, sinh hoạt, học tập,… Căn cứ vào tài sản, thu nhập của cha, mẹ
  • Thứ hai, về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ. Tình cảm đối với con. Trình độ học vấn và nhân cách đạo đức của cha, mẹ

Việc bạn có được quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn hay không còn phụ thuộc vào điều kiện của bạn so với vợ bạn và quyết định của Tòa án sau khi xem xét các điều kiện đó.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

quyền nuôi con

1: Quyền nuôi dưới 36 tháng tuổi

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” (khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014).

Như vậy, trước hết, hai vợ chồng anh chị cần phải thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì trong đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 81 Luật này quy định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

2: Các trường hợp cụ thể

Trường hợp ly hôn thuận tình hai vợ chồng phải có sự thỏa thuận với nhau về vấn đề con cái, để có thể dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận nuôi bé dưới 36 tháng tuổi thì cần có sự tư vấn pháp luật đối với trường hợp này tránh những phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt tại Tòa án.

Đối với việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn tại tòa án sẽ được giải quyết cùng một lúc với vụ việc ly hôn đơn phương.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được giải quyết như sau:

Ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ: Để bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất về cả sức khỏe, tâm sinh lý cho trẻ em dưới 3 tuổi thì pháp luật có sự ưu tiền quyền nuôi con cho người mẹ. Trong thời gian này đứa trẻ cần sự chăm sóc của người mẹ, điều này người cha khó có thể mà thay thế được. Vì vậy với trường hợp con dưới 3 tuổi người mẹ luôn được ưu tiên nuôi con.

Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con thì người cha sẽ có được quyền nuôi con.

Quyền được nuôi con sau khi tiến hành thủ tục ly hôn sẽ được tòa án phân xử và ra phán quyết tại bản án hoặc cùng với quyết định ly hôn.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

1: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được ưu tiên cho người mẹ nuôi.

Còn đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì nếu hai bên không thỏa thuận được tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình và trình tự tố tụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

2: Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của 2 bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn. Còn nếu hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi (trong trường hợp ly hôn); nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

3: Căn cứ để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản…

Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con.

Việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết vào cùng vụ án ly hôn đơn phương.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi? Con trên 36 tháng quyền nuôi thuộc về ai?

quyen nuoi con

Giành quyền nuôi con trên 3 tuổi? Con trên 36 tháng quyền nuôi thuộc về ai? Bố hay mẹ sẽ được quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 3 tuổi? Tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn?

Trong gia đình vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là chủ quan hay khách quan mà vợ chồng không chung sống với nhau dẫn đến vần đề phải phân định con cái ra sẽ thuộc về ai trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và ai sẽ là người cấp dưỡng cho con cho đến khi con 18 tuổi, đặc biệt là con từ đủ 03 tuổi trở lên. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đê này?

1: Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Đối với con cái dù là con nuôi hay con đẻ thì bố, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con, không phân biệt ai phần hơn cho đến khi con đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ  nếu con mất năng lực hành vi dân sự thì bố, mẹ có nghĩa vụ đối với con cho đến khi con mất hoặc bố mẹ mất đi. Đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của bố, mẹ khi sinh thành ra con cái, một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả không ai muốn mất đi.

Trong thời kì hôn nhân hay bố mẹ ly hôn vẫn có quyền thỏa thuận về chăm sóc nuôi dưỡng con cái, trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết về nghĩa vụ chăm sóc con. Khi có sự thay đổi trong mối quan hệ trong gia đình thì bố mẹ nên tự thỏa thuận và giải quyết một cách nhẹ nhàng về nghĩa vụ chăm sóc con cái, để tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

2: Con trên ba tuổi sẽ thuộc về ai chăm sóc

Trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng có nhiều nguyên nhân mà dẫn đến hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung với nhau để cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái mà dẫn đến vấn đề lôi nhau ra tòa để ly hôn, vậy khi bố mẹ không chung sống với nhau nữa thì con cái sẽ được giải quyết thế nào đặc biệt là con khi đã trên ba tuổi. Bởi độ tuổi này bố có quyền giành quyền trực tiếp để chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Không giống như con dưới ba tuổi thì theo nguyên tắc sẽ là người mẹ có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nếu có điều kiện chăm sóc và con trên bảy tuổi thì sẽ theo ý kiến của con.

Khi vợ chồng ly hôn có quyền thỏa thuận về vấn đề người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi ly hôn mà không cần yêu cầu Tòa án phân chia, xác định. Tuy nhiên nếu vợ chồng không thỏa thuận được mà có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án xác định.

Đối với trường hợp con trên ba tuổi đến dưới bảy tuổi: Nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ xác định dựa trên cơ sở người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái về mọi mặt cho con. Điều kiện về kinh tế, vật chất để chăm con, như thu nhập hàng tháng bao nhiêu? với thu nhập đó có đảm bảo cho việc phát triển cho con không. Ngoài ra thì Tòa án sẽ còn xem xét về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, có phù hợp với việc đưa đón con đi học hay không, thời gian chăm sóc con có hay không?

Bên cạnh đó Tòa án sẽ còn xem xét đến yếu tố nơi cư trú để thực hiện việc chăm con có thuận lợi hay không, thuận lợi cho sự phát triển của con về môi trường sống, thuận lợi cho con học hành, vui chơi, giải trí của con. Một yếu tố không thể thiếu mà Tòa án họ vân xem xét đến đó là thái độ chăm sóc con cái của bố mẹ, có giành nhiều thời gian cho con hay không, có chơi với con, chia sẻ cùng con hay không.

Hành vi chăm sóc con, đối xử với con của bố mẹ, có tốt hay không, có quan tâm, chăm chút đến con hay không, không chỉ là yếu tố vật chất mà còn quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con.

Khi bố hoặc mẹ tổng hợp được những yếu tố đó thì Tòa án sẽ xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, con cái.

3: Nghĩa vụ của bố, mẹ đối với con sau khi ly hôn

Dù là bố mẹ đã ly hôn, không chung sống với nhau nữa nhưng về nghĩa vụ chăm sóc con cái không vì thế mà mất đi, bố, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ giáo dục, nuôi dưỡng con cái như trong thời kỳ hôn nhân, chăm sóc chúng đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động.

Đối với người được trực tiếp chăm sóc con cái thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thường xuyên hỏi han, săn sóc, trò chuyện, tậm sự để hiểu được con, tâm tư nguyện vọng của con để tránh trường hợp tâm lý không tốt cho con khi phải thay đổi môi trường sống từ có cả bố cả mẹ mà sau ly hôn con chỉ được sống chúng với một trong hai người.

Ngoài ra người trực tiếp nuôi con sẽ phải luôn tạo điều  kiện cho người không trực tiếp nuôi con được gần gũi với con, được thăm nom, gặp gỡ con, được chơi cùng con mà người trục tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản.

Người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con, hỗ trợ người trực tiếp nuôi con để chăm sóc con. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể cấp dưỡng hàng tháng hay cấp dưỡng theo quý hay theo năm do bố, mẹ thỏa thuận với nhau, nghĩa vụ cấp dưỡng này được thực hiện cho đến khi con thành niên tức con đã đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên nếu con bị mất năng lục hành vi dân sự thì người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cả đời cho con.

Bên canh đó nếu người không trực tiếp nuôi con vì không được trực tiếp nuôi con mà có thái độ thù hằn, gây cản trở người trực tiếp nuôi con chăm sóc con cái, giáo dục con thì khi đó người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế đi quyền được thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con.

4: Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi con đủ 36 tháng tuổi

Mặc dù đã có phán quyết của Tòa án cho người trực tiếp nuôi con, nhưng người trực tiếp nuôi con vẫn có thể thay đổi khi có những căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi con không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thể thỏa thuận lại người trực tiếp nuôi con. Khi không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ, cơ sở mà người không trực tiếp nuôi con đưa ra trước Tòa để chứng minh người hiện đang trực tiếp nuôi con đã không đáp ứng được sự phát triển của con, không chăm sóc tốt cho con.

Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi không chỉ có bố hoặc mẹ cháu mà các cá nhân hay tổ chức khác, người thân thích với trẻ, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và gia đình hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có thể yêu cầu khi thấy đối xử không tốt với trẻ, không chăm nom, nuôi dưỡng trẻ hay có hành vi bạo lực đối với trẻ em. Đối với trường hợp trẻ đã từ đủ bảy tuổi trở lên thì bên cạnh những yếu tố điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì còn xét theo nguyện vọng của trẻ, trẻ muốn ở với bố hay với mẹ thì Tòa án cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sẽ tôn trọng ý kiến của trẻ.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thuộc về ai?

gianh quyen nuoi con

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi vợ, chồng ly hôn được quy định như thế nào? Trường hợp một người muốn được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Con dưới 36 tháng tuổi thì ai là người có quyền trực tiếp nuôi con?

Gia đình là một tế bào của xã hội, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Chính vì vậy mà giữa cha, mẹ với con trong gia đình luôn có sự gắn bó chặt chẽ về tình cảm và trách nhiệm dù cha, mẹ có ly hôn hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng tiến hành thủ tục ly hôn thì phải thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thoả thuận được thì thực hiện theo quyết định của Toà án. Việc xác định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau dựa trên quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của quy định:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như thông tin đã cung được gia cấp khi con bạn đang dưới 36 tháng tuổi và sẽ được cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao các con cho ai nuôi:

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh mình có đủ khả năng nuôi con theo các căn cứ vào những yếu tố sau:

Chứng minh về kinh tế : Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Ai được quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn?

quyen nuoi con

Con cái và tài sản là hai vấn đề có nhiều tranh chấp khi ly hôn. Khi ly hôn ai được quyền nuôi con? Khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Nghĩa vụ cấp dưỡng của người còn lại khi không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ được giải quyết như thế nào? Với những thắc mắc của bạn nêu trên, Luật Multi Law chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Khi ly hôn ai được quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Và tại khoản 3 Điều này có quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

Con dưới 36 tháng tuổi:  được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định này, về nguyên tắc, mẹ sẽ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu mẹ có đủ điều kiện để trực tiếp trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Pháp luật dường như đã “ưu ái” hơn cho người mẹ trong việc nuôi con dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, người con đang rất nhỏ, cần được sự chăm sóc, quan tâm nhiều để phát triển tốt nhất, mẹ sẽ là người dễ gần gũi, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ hơn so với bố. Như vậy, quy định này cũng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em được bảo đảm các quyền lợi của mình và phát triển toàn diện.

Trong trường hợp người mẹ không muốn nuôi con, không đủ điều kiện để nuôi con hoặc không đủ sức khỏe để chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận khác về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét để giao con cho người cha nuôi nếu người cha có đủ điều kiện.

Nếu bạn chưa có công việc, chưa có thu nhập thì bạn nên tìm kiếm công việc phù hợp để đảm bảo điều kiện về kinh tế, chăm sóc cho con tốt nhất. Bên cạnh đó, các điều kiện khác bạn cũng cần đảm bảo để chắc chắn giành quyền nuôi con.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi thuộc về ai?

nghia vu cap duong

Ly hôn hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ của cuộc sống. Khi không còn tình cảm và cảm thấy không thể sống chung với nhau được nữa, người ta thường quyết định tiến tới việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này. Tuy nhiên, khi ly hôn sẽ phát sinh nhiều vấn đề mà trong đó đặc biệt là quyền nuôi con khi ly hôn.

Vấn đề giành quyền nuôi con là một vấn đề rất phổ biến bởi vì người ta không biết khi vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con và bố mẹ ly hôn con cái sẽ ra sao, điều này sẽ dẫn đến tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Ngoài việc xác định quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, quyền nuôi con trên 3 tuổi cũng là một vấn đề phức tạp và gây ra nhiều tranh cãi.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Quyền nuôi con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình mới nhất thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên, việc xác định bố mẹ ly hôn con sẽ theo ai không hề dễ dàng. Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, khác với khi quyền nuôi con khi ly hôn con dưới 3 tuổi, trường hợp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn của bạn giải quyết như sau:
Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Về nguyên tắc, cha mẹ ly hôn thì phải thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn được với con. Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định khi ly hôn ai được quyền nuôi con sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án dựa quyền lợi mọi mặt của con để đưa ra quyết định ai được quyền nuôi con khi ly hôn.

Quyền lợi mọi mặt của con được luật hôn nhân và gia đình quy định bao gồm quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Bên cạnh đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Họ phải tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

Như vậy, dựa trên tất cả các quyền lợi nêu trên của con, Tòa án xét thấy ai có điều kiện tốt hơn thì sẽ giao con cho người đó nuôi. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn chứng minh mình có điều kiện tốt hơn, đáp ứng việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hơn vợ của bạn thì Tòa án sẽ ra quyết định ly hôn và cho bạn quyền nuôi con.

Quyền nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên

Khi đủ 7 tuổi trở lên: Con cái đã có được nhận thức và suy nghĩ nhất định của riêng mình. Cho nên, khi bố mẹ ly hôn mà có giành quyền nuôi con, ngoài việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con thì Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, Tòa án sẽ phải hỏi nguyện vọng con sẽ theo ai nếu cha mẹ ly hôn. Việc xem xét nguyện vọng của con là rất quan trọng và nó tác động rất lớn đến quyết định của Tòa án theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của trẻ em và thường là Tòa án sẽ giao cho người mà trẻ lựa chọn.

Tuy nhiên, vì để đảm bảo cho trẻ có điều kiện về vật chất và tinh thần tốt nhất, ngoài việc xem xét ý kiến của con cái thì Tòa án cũng phải dựa trên hoàn cảnh thực tế của bố mẹ khi ly hôn rồi mới ra quyết định cuối cùng.

Quyết định khi ly hôn ai được quyền nuôi con được Tòa án ghi vào bản án ly hôn của vợ chồng. Nếu bạn không đồng ý về quyết định của Tòa án thì có quyền kháng cáo để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Sau khi bản án, quyết định của Tòa án giải quyết về quyền nuôi con có hiệu lực pháp luật thì bạn vẫn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Khi đó, bạn có thể thỏa thuận với vợ về vấn đề này hoặc chứng minh với Tòa án về việc vợ của bạn không còn khả năng trực tiếp nuôi con để Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định.