Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Do đó, nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, sau đó nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang thực tế sinh sống, không nhất thiết phải là nơi thường trú theo sổ hộ khẩu hoặc nơi đăng ký kết hôn để giải quyết ly hôn đơn phương
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú và CMND/hộ chiếu của người khởi kiện (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (nếu có con) (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung) (bản sao y có chứng thực) Trong giấy tờ cần chuẩn bị thì Giấy chứng nhận kết hôn bắt buộc phải có và phải là bản chính.
Tuy nhiên, một số trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng bị mất hoặc bị bên còn lại giữ Giấy chứng nhận kết hôn, có thể sử dụng bản sao Giấy chứng nhận kết hôn để bổ sung vào hồ sơ ly hôn Căn cứ theo Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
‘‘Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”.
Như vậy, trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng không giữ bản chính Giấy chứng nhận kết hôn vẫn có thể ly hôn được. Tuy nhiên, cần đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch nộp đơn theo mẫu xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.
Lưu ý:
Trong hồ sơ ly hôn kèm bản tường trình về việc cung cấp tài liệu chứng cứ nêu rõ lý do không cung cấp được bản chính.