Ly hôn đơn phương khó hay dễ

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì việc ly hôn được chia thành hai dạng: Ly hôn thuận tìnhly hôn đơn phương. Quy trình thực hiện hai thủ tục này có sự khác biệt và thường thì thủ tục ly hôn đơn phương khó thực hiện hơn vì nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới vụ việc này:

ly hon don phuong

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Các bước để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn:

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;

– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật;

– Bước 5: Sau khi có phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, trường hợp không chấp nhận phán quyết của Tòa thì các đương sự có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên xem xét, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Hồ sơ yêu cầu:

– Đơn xin ly hôn theo mẫu;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính; trường hợp không có hoặc mất thì cần tới cơ quan nơi đăng ký kết hôn để trích lục)

– Bản sao y CMND hoặc Căn cước công dân của người làm đơn;

– Bản sao y sổ hộ khẩu của người làm đơn;

– Bản sao giấy khai sinh của các con (trong trường hợp có tranh chấp quyền nuôi con);

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp có tranh chấp về tài sản).

Án phí khi ly hôn:

– Trường hợp không có tranh chấp về tài sản (vụ án không có giá ngạch) án phí là: 300.000 đồng

– Trường hợp có tranh chấp về tài sản thì án phí được tính theo vụ án có giá ngạch (tùy vào giá trị tài sản tranh chấp).

Lưu ý:

– Người chồng KHÔNG có quyền yêu cầu xin đơn phương ly hôn khi người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi, con trên 36 tháng tuổi thì Tòa án xem xét điều kiện (đảm bảo vật chất, tinh thần) đáp ứng tốt hơn cho con để quyết định quyền nuôi con; con trên 07 tuổi thì Tòa án có thể tham khảo ý kiến của con làm cơ sở quyết định.

– Người nào không trực tiếp nuôi con thì có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.