Tranh chấp tài sản là dạng tranh chấp phổ biến nhất khi các cặp vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn. Pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp tài sản như thế nào? và một số vướng mắc của người dân trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

1: Quy định về tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Nói tóm lại tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung (nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác).

2: Phân chia tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3: Giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

3.1: Thỏa thuận phân chia tài sản sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình có hai trường hợp ly hôn:

– Ly hôn thuận tình:

Điều 55, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên):

Theo Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
     quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
     vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình 
    trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không 
    đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu 
    ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật
     này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành
     vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, 
    tinh thần của người kia.

Trong trường hợp ly hôn thuận tình thì các vấn đề về quyền nuôi con hai vợ chồng thường thỏa thuận, còn tài sản cũng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi ly hôn vợ chồng không thống nhất được với nhau thì có thể xảy ra tranh chấp.

Trong trường hợp vợ chồng tranh chấp tài sản với nhau thì có thể nhờ gia đình, bạn bè, chính quyền địa phương can thiệp hòa giải giải quyết. Vì tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc là chia đôi.

3.2: Khởi kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ chồng mà tài sản chung của vợ chồng vẫn không phân chia được thì buộc 1 trong 2 bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị Tòa án phân chia tài sản (phương án này là phương án cuối cùng khi đãthực hiện hòa giải nhiều lần).

– Hồ sơ khởi kiện phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn:

+ Đơn khởi kiện;

+ Chứng minh thư/ thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (nguyên đơn)(bản sao công chứng);

+ Chứng minh thư/ thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (bị đơn)(nếu không có các giấy tờ này thì xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị đơn đăng ký thường trú)(bản sao công chứng);

+ Các giấy về tài sản chung của vợ chồng (bản sao công chứng)

+ Quyết định ly hôn (bản trích lục hoặc bản sao)

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân quận huyện nơi có bất động sản đó.

Thủ tục giải quyết chia tài sản sau ly hôn
  • Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án;
  • Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án
  • Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.