Án phí chia tài sản ly hôn được tính như thế nào?

chia tai san ly hon

Trong vụ án ly hôn, việc ai phải đóng án phí, án phí bao nhiêu và đóng án phí khi nào là một trong những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm. Nhận được những câu hỏi quan tâm từ phía khách hàng, Multi Law xin cung cấp đến quý khách hàng thông tin về án phí chia tài sản ly hôn mới nhất hiện nay.

Quy định về án phí chia tài sản ly hôn mới nhất

Theo quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức án phí chia tài sản ly hôn được tính như sau:

+ Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: Mức án phí là 300.000 đồng.

+ Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;

– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;

– Từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Theo quy định pháp luật, quy định về quá trình thụ lý vụ án như sau:

– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

– Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”

Như vậy, theo quy định trên, khi có thông báo của Tòa án bạn mới đi nộp tiền tạm ứng án phí và việc nộp án phí thực hiện tại bộ phận thi hành án hoặc theo chỉ định của tòa án, hiện nay có thể nộp thông qua tài khoản.

Chi phí ly hôn đơn phương 2020 là bao nhiêu?

an phi ly hon don phuong

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Về mặt pháp lý, đơn phương ly hôn có thể xem là một vụ tranh chấp hôn nhân gia đình và được xem xét, giải quyết như các vụ án tranh chấp dân sự.

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu án phí:

Lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án, thì chi phí ly hôn đơn phương 2020 sẽ bao gồm:

an phi ly hon don phuong

Án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng

Đối với ly hôn có tranh chấp tài sản, mức án phí được tính thêm dựa trên giá ngạch của giá trị khối tài sản tranh chấp như sau:

+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng

+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp

+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Những giấy tờ cần chuẩn bị ly hôn đơn phương.

Với trường hợp ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài, bạn cần thực hiện thủ tục này tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi mà bên còn lại đang cư trú, làm việc. Về thành phần hồ sơ đơn phương ly hôn bạn cần chuẩn bị một số các tài liệu sau:

  1. Đơn khởi kiện ly hôn với đầy đủ các nội dung về lý do ly hôn
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  3. Giấy khai sinh của con (nếu có con)
  4. Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)
  5. Các giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu…

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.